Việt Nam tập trung sản xuất thuốc biệt dược gốc

Quỳnh Thu

Member
Tham gia
25/8/22
Bài viết
90
Điểm tương tác
0
Trong 5 năm tới, Việt Nam phấn đấu trở thành trung tâm sản xuất thuốc biệt dược gốc của khu vực ASEAN, tiếp nhận chuyển giao công nghệ ít nhất 100 thuốc biệt dược gốc, vaccine, sinh phẩm.

Thông tin được ông Tạ Mạnh Hùng, Phó Cục trưởng Quản lý Dược, Bộ Y tế cho biết, tại hội nghị Thúc đẩy chuyển giao công nghệ sản xuất thuốc, vaccine tại Việt Nam: Kinh nghiệm quốc tế và đề xuất giải pháp, ngày 25/12, tại Hà Nội. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ chương trình hợp tác vì tính bền vững và khả năng chống chịu của hệ thống y tế giữa Viện Chiến lược và Chính sách Y tế (Bộ Y tế) và AstraZeneca Việt Nam.

Việt Nam hiện có 238 nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP-WHO, trong đó 17 nhà máy đạt chuẩn GMP-EU. Hiện khoảng 20 loại được chuyển giao công nghệ từ các công ty đa quốc gia như AstraZeneca, Servier, Viatris. Tỷ lệ thuốc sản xuất trong nước đáp ứng khoảng 70% về số lượng, nhưng chỉ chiếm khoảng 46,3% giá trị tiêu thụ. Trong khi đó, nguyên liệu sản xuất thuốc chủ yếu phải nhập khẩu.

"Công nghiệp dược vẫn tập trung vào sản xuất thuốc generic, chưa chú trọng vào thuốc công nghệ cao hay thuốc phát minh", ông Hùng nói. Hơn 200 doanh nghiệp chủ yếu sản xuất thuốc generic (thuốc thế hệ hai).
Anh-chup-Man-hinh-2024-12-25-l-5643-3705-1735133957.png

Ông Tạ Mạnh Hùng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Dược, phát biểu tại hội nghị

Ngoài ra, năng lực nghiên cứu và sản xuất vaccine cũng đang gặp nhiều hạn chế. Sản phẩm được chuyển giao phần lớn vẫn là các sinh phẩm thông thường, chưa bao gồm nhiều sản phẩm đột phá hay các công nghệ tiên tiến như mRNA, công nghệ tái tổ hợp, hoặc các dạng bào chế công nghệ cao.

Nguyên nhân, theo ông Hùng là do hạn chế về nguồn lực như thiếu vốn đầu tư, cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, nguồn nhân lực chất lượng cao trong nghiên cứu và sản xuất còn hạn chế. Thủ tục hành chính còn phức tạp như các quy định pháp luật liên quan đến đăng ký, cấp phép còn nhiều bất cập, chưa thuận lợi cho doanh nghiệp. Môi trường đầu tư chưa thực sự hấp dẫn, các chính sách ưu đãi chưa đủ mạnh để thu hút các doanh nghiệp nước ngoài. Việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ còn nhiều bất cập, ảnh hưởng đến quá trình chuyển giao công nghệ...

Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045, đặt mục tiêu phát triển ngành dược trở thành trung tâm sản xuất chuyển giao công nghệ các thuốc biệt dược gốc của khu vực ASEAN. Đến năm 2030, phấn đấu thuốc sản xuất trong nước đạt 80% số lượng và 70% giá trị thị trường, tiếp nhận chuyển giao công nghệ ít nhất 100 thuốc biệt dược gốc, vaccine, sinh phẩm.


Tại hội nghị, các chuyên gia cho rằng để thúc đẩy chuyển giao công nghệ hiệu quả, Việt Nam cần xây dựng, hoàn thiện và đồng bộ các chính sách liên quan. TS Nguyễn Khánh Phương, Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách Y tế cho rằng kinh nghiệm quốc tế cho thấy thành công của chuyển giao công nghệ phụ thuộc nhiều vào sự hỗ trợ của chính phủ, ban hành các chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và hỗ trợ cơ sở hạ tầng, tạo môi trường thu hút đầu tư từ các công ty đa quốc gia vào các dự án chuyển giao công nghệ.

Còn ông Atul Tandon, Tổng giám đốc AstraZeneca Việt Nam, cho rằng nước ta hoàn toàn có thể hướng tới mục tiêu nâng tầm y tế và trở thành trung tâm khoa học, đổi mới trong khu vực. Trong đó, cần tạo ra một môi trường thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp hoạt động và đầu tư thông qua các chính sách rõ ràng, mang tính dự báo, bền vững. Điều này tạo động lực cho các công ty ưu tiên đưa các liệu pháp tiên tiến nhất đến Việt Nam sớm hơn cũng như sẵn sàng đầu tư dài hạn.​
 

Bên trên Bottom