kimdung
Member
- Tham gia
- 16/4/21
- Bài viết
- 544
- Điểm tương tác
- 3
Tổng quan thị trường bán lẻ dược phẩm Việt Nam 2022
Tại Việt Nam, thị trường bán lẻ dược phẩm có tính phân mảnh khá cao với lượng nhà thuốc nhỏ lẻ lên tới 50.000 cơ sở trên khắp cả nước. Cùng với đó là tốc độ tăng trưởng và mở rộng thần tốc của các chuỗi nhà thuốc như Pharmacity, FPT Long Châu, An Khang,... đã góp phần tạo nên cuộc đua khốc liệt trên thị trường bán lẻ dược phẩm Việt Nam. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp trong và ngoài nước như Masan, Viettel,... cũng đang cho thấy những động thái đầu tiên trên thị trường bán lẻ dược phẩm, tạo nên áp lực cạnh tranh không nhỏ cho các doanh nghiệp trong ngành.Cùng với nhu cầu dược phẩm tăng cao, sự phát triển của hệ thống bán lẻ là một trong những nhân tố thúc đẩy tổng doanh thu trong ngành bứt phá mạnh mẽ. Theo thống kê của IBM, doanh số của thị trường bán lẻ dược phẩm Việt Nam sẽ tăng từ 7,7 tỷ USD vào năm 2021 lên 16,1 tỷ USD vào năm 2026, với tốc độ tăng trưởng kép lên tới 11%.
Đặc điểm thị trường bán lẻ Dược phẩm tại Việt Nam
Thị trường bán lẻ Dược phẩm Việt Nam sở hữu những đặc trưng nổi bật sau:Về mô hình hoạt động
Các cơ sở bán lẻ đang hoạt động theo 2 mô hình chính: Nhà thuốc nhỏ lẻ và Chuỗi nhà thuốc. Trong đó các nhà thuốc nhỏ lẻ là các cơ sở kinh doanh nhỏ, hoạt động riêng lẻ và thường không có thương hiệu rõ ràng. Về phía chuỗi nhà thuốc là hệ thống các điểm bán lẻ hoạt động dưới sự quản lý cùng một thương hiệu.Nhà thuốc nhỏ lẻ | Chuỗi nhà thuốc | |
Điểm mạnh |
|
|
Điểm yếu |
|
|
Các chuỗi bán lẻ thống trị thị trường Dược phẩm
Các chuỗi bán lẻ đang cho thấy tốc độ phát triển và sức ảnh hưởng vượt bậc trên thị trường.Tình hình tăng trưởng
Một trong những yếu tố thúc đẩy sự phát triển vượt bậc của các chuỗi nhà thuốc trong thời gian vừa qua chính là “cơn bão” Covid 19. Sau đại dịch, nhận thức và nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân Việt Nam đã có những chuyển biến rõ rệt. Nhu cầu dược phẩm cũng vì thế mà ngày một tăng cao, mở ra tiềm năng tăng trưởng doanh thu cực lớn cho toàn bộ hệ thống bán lẻ dược phẩm.Ngoài ra, các chuỗi nhà thuốc chiếm ưu thế nhờ vào một số điểm vượt trội như:
- Đội ngũ dược sĩ đứng quầy có chuyên môn cao, kỹ năng tư vấn tốt.
- Xây dựng thương hiệu chuyên nghiệp, uy tín.
- Mở rộng các kênh phân phối online.
- Danh mục sản phẩm đa dạng, đáp ứng tốt nhu cầu của người tiêu dùng.
- Hệ thống nhà thuốc phủ sóng rộng rãi.
Về quy mô: Pharmacity đứng đầu về số lượng nhà thuốc với hơn 1100 điểm bán, vị trí thứ 2 là FPT Long Châu vừa cán mốc 1000 điểm vào tháng 12/2022 và cuối cùng là An Khang với 506 nhà thuốc trên toàn quốc tính đến cuối năm 2022. Tuy nhiên, con số này được dự đoán sẽ tiếp tục biến động mạnh do cả ba thương hiệu trên đều đang nỗ lực mở rộng quy mô, tăng số lượng nhà thuốc.
Về doanh thu: Long Châu là đơn vị duy nhất tính đến hiện tại ghi nhận có lãi trong năm 2021 với doanh thu 3.977 tỷ đồng, lãi 4,9 tỷ. Mức doanh số bình quân trên mỗi cửa hàng đạt 1,4-1,5 tỷ đồng/tháng, cao gấp đôi so với Pharmacity hay An Khang lần lượt là 0,6 tỷ đồng và 0,7 tỷ đồng. Nửa đầu năm 2022, doanh thu của FPT Long Châu đã đạt 4007, tăng trưởng gấp 3 lần so với cùng kỳ.
Một số yếu tố dẫn đến sự chênh lệch này như: Sự khác biệt về điểm hòa vốn trên từng điểm bán, Hoạt động ưu đãi, Chính sách giá, Các chương trình marketing,...
Hoạt động marketing
Các chuỗi bán lẻ đang ngày một đầu tư vào các chiến lược truyền thông và xây dựng thương hiệu, bao gồm các hoạt động chủ yếu như :1. Website:
Thông qua website, khách hàng có thể mua hàng trực tuyến và chọn nhận hàng ở cửa hàng hoặc tại nhà, đồng thời được các dược sĩ tư vấn trực tuyến mà không cần đến cửa hàng. Các chuỗi nhà thuốc cũng dễ dàng quản lý khách hàng thông qua các cơ sở dữ liệu khách hàng, từ đó áp dụng nhiều chương trình tích điểm, voucher tặng sau mua hàng, để kích thích khách đặt mua lại.
2. Facebook:
Fanpage là phương tiện truyền thông hữu hiệu cho các chuỗi bán lẻ, nơi thương hiệu và người tiêu dùng có thể dễ dàng tương tác thông qua các chủ đề về sức khỏe, các chương trình khuyến mãi, minigame, live stream. Đây cũng là nền tảng chạy quảng cáo hiệu quả, giúp thương hiệu tiếp cận lượng lớn khách hàng tiềm năng. Ngoài ra, Facebook cũng là kênh tư vấn và chăm sóc khách hàng online rất hữu ích.
3. Youtube:
Hiện nay, cả ba chuỗi nhà thuốc FPT Long Châu, An Khang và Pharmacity đều đã có kênh youtube riêng, tuy nhiên hoạt động trên nền tảng này chưa thực sự hiệu quả.
Content của An Khang hiện tại chủ yếu là TVC branding ngắn 0-30s, lượng người theo dõi còn hạn chế do nội dung chưa thực sự đa dạng. FPT Long Châu và Pharmacity có lượng người theo dõi tương đối tốt nhờ vào chiến lược xây dựng nội dung phong phú hơn, bao gồm các kiến thức sức khỏe, bác sĩ tư vấn, giới thiệu các sản phẩm tốt.
4. Tiktok:
Tiktok đang trở thành một kênh tiếp cận khách hàng rất hiệu quả cho ngành Dược phẩm nói chung và các chuỗi nhà thuốc nói riêng. Tuy nhiên, hiện tại FPT Long Châu là thương hiệu duy nhất trong top 3 chuỗi nhà thuốc chú trọng phát triển kênh Tik Tok. Trong đó, kênh Tik Tok “Alo Sống khỏe” của FPT Long Châu hướng đến việc xây dựng thương hiệu chuyên gia, chia sẻ những kiến thức, tip chăm sóc sức khỏe cho người xem.
5. Zalo:
Cả Long Châu, Pharmacity và An Khang đều có tài khoản zalo Official Account, đây là kênh chăm sóc khách hàng và tư vấn online, thông báo đơn, tình hình vận chuyển.
6. Thương mại điện tử:
Pharmacity đã bắt đầu phát triển gian hàng trên các kênh thương mại điện tử như Shopee, Tiki,... và nhận về những kết quả tương đối tích cực. Trong khi đó, hoạt động thương mại điện tử của FPT Long Châu và An Khang hầu hết vẫn chỉ tập trung trên website của các thương hiệu này.
7. PR:
Hoạt động PR đều được các chuỗi nhà thuốc lớn tích cực triển khai trong suốt thời gian qua, điển hình như: Tuyến bài PR trên các site báo uy tín, Chương trình CSR, Thực hiện các tuyến nội dung sức khỏe hữu ích, Siêu Sale, KOLs, Phối hợp cùng các thương hiệu dược,...
FPT Long Châu và Pharmacity đều được đánh giá là những thương hiệu tích cực nhất trong việc triển khai các chương trình PR nói riêng và marketing online nói chung. Theo thống kê của Younet, FPT Long Châu là thương hiệu được nhắc tên nhiều nhất trên mạng xã hội trong giai đoạn 9/2021 - 11/2021 với 36,7% thị phần, đứng thứ 2 là Pharmacity với 32% thị phần. Đây cũng là thương hiệu triển khai nhiều chiến dịch truyền thông đều đặn và đa dạng nhất trong các chuỗi bán lẻ.
8. Hoạt động offline:
Bên cạnh kênh online, các chuỗi bán lẻ cũng thường xuyên thực hiện các hoạt động offline như: Trade Marketing, POSM, OOH Marketing,...
Cùng với đó các hoạt động xã hội như: Các hoạt động khám chữa bệnh miễn phí, tặng thuốc miễn phí, các hoạt động thiện nguyện của các chuỗi nhà thuốc giúp tăng nhận diện thương hiệu, tăng sự gắn kết với khách hàng.
Nguồn tham khảo: https://pharmarketing.vn/
Đính kèm
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành: