Thị trường Dược phẩm Việt Nam: Top 5 công ty hàng đầu (phần 2)

ThuHaCao

Moderator
Tham gia
22/6/21
Bài viết
71
Điểm tương tác
2
Thị trường Dược phẩm Việt Nam chứng kiến sự cạnh tranh gay gắt. Và với nhiều tiềm năng chưa được khai phá, sự cạnh tranh này được dự báo có chiều hướng ngày càng khốc liệt. Hãy cùng chúng tôi điểm qua những đơn vị đang dẫn đầu trong thị trường Dược phẩm Việt Nam hiện nay.

Phần 1 (Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang; GlaxoSmithKline; Sanofi)

Traphaco

top-5-cong-ty-duoc-viet-nam-04.png


Traphaco được thành lập năm 1972 với tư cách là Tập đoàn Sản xuất Thuốc như một bộ phận thuộc Công ty Dịch vụ Y tế Đường sắt. Ngày nay, hoạt động kinh doanh của Traphaco tập trung vào sản xuất và cung cấp dược phẩm, mỹ phẩm và các loại thực phẩm khác. Cơ sở vật chất của công ty tuân thủ các quy trình sản xuất, bảo quản và phòng thí nghiệm của WHO.

Công ty có một số cổ đông nước ngoài, ví dụ Citigroup Global Markets, chiếm 4,75% thị phần. Những cổ đông khác bao gồm Vietnam Holding với khoảng 10,5%. Vào tháng 11/2017, Vietnam Azalea Fund đã bán cổ phần của mình tại Traphaco.

Giá trị vốn hóa thị trường hiện tại của Traphaco là 400 triệu USD, mục tiêu tăng thêm lên hơn 450 triệu USD trong thập kỷ tới. Tháng 5/2017, Traphco lần đầu tiên lọt vào Top 50 công ty niêm yết tốt nhất cả nước do Forbes Việt Nam bình chọn, một minh chứng cho quỹ đạo phát triển của mình.

Phân tích SWOT

Điểm mạnh

* Mạng lưới phân phối rộng khắp Việt Nam
* Cam kết của chính phủ trong việc phát triển lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và dược phẩm

Điểm yếu

* Cạnh tranh với Dược Hậu Giang – doanh nghiệp có vốn hóa thị trường cao hơn
* Tập trung phần lớn vào các loại thuốc cổ truyền

Cơ hội

* Hỗ trợ của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), bao gồm việc áp dụng các tiêu chuẩn quy định của phương Tây
* Việt Nam có tiềm năng tăng trưởng đáng kể, với dân số đông và đang gia tăng

Thách thức

* Khi đất nước phát triển, nhu cầu về các sản phẩm dược phẩm hoặc thảo dược giá rẻ có thể giảm xuống do nhu cầu về dược phẩm chất lượng cao tăng lên cùng với việc thu nhập tăng
* Việt Nam sẽ vẫn là mối quan tâm của các đối thủ trong khu vực.

Chiến lược

Do công ty tham gia vào tất cả các cấp của chuỗi cung ứng dược phẩm, nên sự thành công của công ty trong lĩnh vực này là nhờ chiến lược hội nhập theo chiều dọc – khiến công ty trở thành đối tác hấp dẫn đối với các công ty nước ngoài muốn đầu tư vào Việt Nam.

Ngoài quan hệ đối tác, công ty cũng quan tâm đến hoạt động mua bán và sáp nhập để mở rộng hơn nữa mạng lưới hoạt động trong nước. Chiến lược này hiệu quả vì dịch vụ phân phối ở Việt Nam – một nước đang phát triển có thể là một thách thức, đặc biệt là đối với các công ty nước ngoài.

Ngoài Việt Nam, công ty còn phân phối sản phẩm sang các thị trường khác như Campuchia và Lào, mặc dù phần lớn doanh thu của công ty đến từ các doanh nghiệp Việt Nam.

Danh mục sản phẩm của công ty bao gồm các loại vitamin và khoáng chất, thảo dược bổ sung và các sản phẩm bôi ngoài da khác nhau, thuốc kháng histamine, thuốc kháng nấm và kháng sinh cùng nhiều loại khác.

Ngoài ra, Traphaco còn sản xuất và phân phối nhiều loại sản phẩm tiêu dùng, bao gồm thực phẩm chức năng và mỹ phẩm. Cuối năm 2017, công ty bắt đầu sản xuất một sản phẩm thuốc nhỏ mắt mới. Traphaco cũng đang tập trung mở rộng danh mục đầu tư sang các sản phẩm men vi sinh dành cho trẻ em và các loại thực phẩm tương tự.

Vì tập trung vào các loại thuốc truyền thống nên khả năng tiếp cận của công ty trên toàn thị trường là tương đối hạn chế. Tuy nhiên, Traphaco tự hào có mạng lưới phân phối mạnh mẽ gồm 23 chi nhánh (dự kiến tăng lên 40) và hai cơ sở sản xuất đạt tiêu chuẩn GMP.

Mục tiêu dài hạn của Traphaco là phát triển hơn nữa năng lực sản xuất, phân phối, nghiên cứu và phát triển và mở rộng quy mô tại địa phương.

Công ty đặt mục tiêu có thêm một cơ sở sản xuất (một nhà máy đã được khai trương vào tháng 11 năm 2017) và đầu tư nâng cấp các cơ sở khác của mình để đáp ứng các tiêu chuẩn GMP của EU và toàn cầu khác.

Tổng công ty dược Việt Nam – Vinapharm
top-5-cong-ty-duoc-viet-nam-05.png

Được thành lập từ năm 1971, Tổng Công ty Dược Việt Nam (Vinapharm) tiền thân là Tổng Công ty Dược được hình thành thông qua việc hợp nhất 3 cục trực thuộc Bộ Y tế: Cục Phân phối Dược phẩm, Cục Dược và Cục Sản xuất. Năm 2014, công ty đã được cấp chứng nhận Thực hành phân phối tốt (GDP) và Thực hành bảo quản tốt (GSP).

Vinapharm là công ty cổ phần từ năm 2016 và kiểm soát một số nhà sản xuất dược phẩm. Trong số này có 9 nhà máy sản xuất dược phẩm (5 nhà máy ở Thành phố Hồ Chí Minh, 3 nhà máy ở Hà Nội và 1 nhà máy ở Hải Phòng) và một số công ty sản xuất sản phẩm y tế khác.

Vị thế nhà cung cấp độc quyền quốc gia và chiến lược hội nhập theo chiều dọc của Vinapharm trong thời gian qua đã góp phần đáng kể vào vị thế vững chắc trên thị trường của công ty.

Phân tích SWOT

Điểm mạnh

* Danh mục sản phẩm đa dạng, bao gồm các sản phẩm dược, các mặt hàng sức khỏe người tiêu dùng, thiết bị y tế và các loại thuốc truyền thống
* Hầu hết các công ty nước ngoài không có nhà máy sản xuất trực tiếp tại Việt Nam

Điểm yếu

* Phần lớn các đơn vị nhà nước của tổng công ty có quy mô nhỏ
* Hầu hết các đơn vị gặp khó khăn về tài chính
* Cơ sở hạ tầng chăm sóc sức khỏe kém phát triển cản trở việc tiếp cận thuốc men
* Cần tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế và yêu cầu đầu tư tài chính đáng kể
* Cần nhập khẩu hầu hết các nguyên liệu thô cho sản xuất dược phẩm

Cơ hội

* Các kế hoạch đại tu môi trường quản lý dược phẩm trong nước, tập trung vào sản xuất thuốc nhằm giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu của đất nước
* Có vị thế vững chắc để hưởng lợi từ bất kỳ sự gia tăng nhu cầu nào trong nước và các biện pháp do chính phủ thúc đẩy để tăng sản xuất trong nước
* Cải thiện môi trường pháp lý sau khi gia nhập WTO để thu hút đầu tư nước ngoài

Thách thức

* Chính sách giá phức tạp
* Việt Nam ngày càng dễ bị ảnh hưởng bởi những biến động kinh tế, điều này ảnh hưởng đến lợi nhuận và tiềm năng đầu tư của công ty
* Cạnh tranh từ các nhà sản xuất trong khu vực với công suất lớn hơn và tiêu chuẩn cao hơn, một số nhà sản xuất cũng đang đầu tư vào các
cơ sở sản xuất địa phương
* Các quy định bảo hiểm y tế mới cản trở việc tiếp cận dược phẩm
* Sản xuất trong nước và kinh doanh dược phẩm gặp khó khăn do giá dược liệu, thuốc trên thị trường thế giới tăng cao.

Chiến lược

Tổng công ty Dược Việt Nam thể hiện mong muốn tham gia vào các quan hệ đối tác quốc tế trong những năm gần đây. Vinapharm đã ký kết hợp tác chuyển giao công nghệ với các công ty của Trung Quốc và Mỹ để hiện đại hóa các nhà máy và danh mục đầu tư của mình.

Vinapharm là một trong số ít các cơ sở trong nước được Bộ Y tế cho phép thực hiện nghiên cứu sinh học. Điều này càng thêm củng cố vị thế của công ty trên thị trường.

Ngoài ra, một nhà máy thiết bị gia dụng và chăm sóc cá nhân ở phía Bắc thành phố cảng Hải Phòng và Nhà máy tuyển nổi Apatit ở phía Bắc tỉnh Lào Cai, cũng như một số nhà máy sản xuất phân bón và kháng sinh, cũng nhận được tài trợ. Điều này sẽ tiếp tục mở rộng cơ sở sản xuất của nó.

Chính phủ đang thúc đẩy khả năng tự cung tự cấp để đáp ứng nhu cầu dược phẩm. Các nhà chức trách kỳ vọng thuốc sản xuất trong nước sẽ chiếm 60% thị trường vào năm 2010, dự kiến tăng lên 70% vào năm 2015 và 80% vào năm 2020. Để đạt được những mục tiêu này, cuối năm 2016, Vinapharm đã tái cơ cấu hoạt động theo mô hình công ty holding.

Hiện hai cổ đông lớn của công ty nắm giữ trên 80% vốn (Bộ Y tế nắm 65% và Tập đoàn Đầu tư iệt Phương sở hữu 17%). Công ty đang tìm cách bán thêm cổ phiếu của mình để huy động vốn nhằm mục đích mở rộng hơn nữa.

Tập đoàn cũng đang hướng tới việc phát triển một mạng lưới các nhà máy địa phương để đáp ứng nhu cầu cơ bản của người dân, mặc dù chưa có xác nhận về tiến độ.

Kết

Trên đây là sơ lược về các đơn vị dẫn đầu trong thị trường dược phẩm Việt Nam. Hiểu về các công ty đầu ngành này sẽ giúp bạn đọc hình dung rõ hơn về thị trường, đặc biệt là sự cạnh tranh trong đó.

Và đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để cùng trao đổi thêm thông tin về thị trường Việt Nam. Babuki chúc các bạn thành công!



/Nguồn: Fitch Solutions/

/Lược dịch và hiệu đính: Hương Bùi (Babuki)/
 

Bên trên Bottom