Thị trường Dược phẩm Việt Nam: Top 5 công ty hàng đầu (Phần 1)

ThuHaCao

Moderator
Tham gia
22/6/21
Bài viết
71
Điểm tương tác
2
Thị trường Dược phẩm Việt Nam chứng kiến sự cạnh tranh gay gắt. Và với nhiều tiềm năng chưa được khai phá, sự cạnh tranh này được dự báo có chiều hướng ngày càng khốc liệt. Hãy cùng chúng tôi điểm qua những đơn vị đang dẫn đầu trong thị trường Dược phẩm Việt Nam hiện nay.

Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang
top-5-cong-ty-duoc-viet-nam-01.png



Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang được thành lập năm 1974, có trụ sở chính tại Cần Thơ, Việt Nam.

Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang cùng với các công ty con sản xuất và kinh doanh dược phẩm tại Việt Nam. Công ty xuất khẩu sản phẩm của mình sang Moldova, Ukraine, Romania, Myanmar, Nga, Mông Cổ, Campuchia, Nigeria, Lào, Singapore, Jordan, Sri Lanka và Triều Tiên.

Phân tích SWOT
Điểm mạnh

* Mạng lưới phân phối rộng khắp Việt Nam
* Chiến lược kinh doanh theo chiều dọc
* Chính phủ cam kết phát triển lĩnh vực y tế

Điểm yếu

* Sản xuất chủ yếu các sản phẩm có giá trị thấp và do đó không thể
cạnh tranh với các nước Đông Nam Á lân cận, chẳng hạn như Singapore
* Khả năng tiếp cận vốn mới hạn chế
* Các thị trường xuất khẩu trọng điểm có rủi ro cao

Cơ hội

* Hỗ trợ của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), bao gồm việc áp
dụng các tiêu chuẩn quy định của phương Tây
* Chính phủ khuyến khích sản xuất trong nước

Thách thức

* Doanh thu hạn chế do công ty chủ yếu tập trung vào Việt Nam.
* Dễ bị cạnh tranh từ những người chơi lớn hơn trong khu vực

Chiến lược

Tương tự như Kalbe Farma ở Indonesia, chìa khóa thành công của Dược Hậu Giang là chiến lược hội nhập theo chiều dọc. Dược Hậu Giang có 36 chi nhánh trên toàn quốc, cung cấp dược phẩm cho hơn 500 bệnh viện, cũng như 160 siêu thị và cửa hàng bán lẻ khác.

Trong năm 2017, công ty đã tái cấu trúc hệ thống phân phối, cải thiện hoạt động logistics cũng như hoạt động chung. DHG Pharmaceutical cũng đã tìm cách hiện đại hóa các cơ sở sản xuất của mình để phù hợp với tiêu chuẩn của PIC / S và Cơ quan Dược phẩm và Thiết bị Y tế Nhật Bản (PMDA).

Công ty xuất khẩu 85 loại sản phẩm sang khoảng 13 quốc gia, bao gồm Nga, Campuchia, Mông Cổ, Nigeria và Myanmar. Mặc dù các thị trường này rủi ro cao, nhưng danh mục thuốc giá thấp của Dược Hậu Giang phù hợp với khả năng chi tiêu thấp của các thị trường này.

Dược Hậu Giang cũng đang đầu tư vào lĩnh vực OTC, tập trung vào các loại thuốc làm từ thảo mộc và thực phẩm chức năng. Điều này sẽ được củng cố hơn nữa thông qua quan hệ đối tác với Taisho, một trong những doanh nghiệp OTC hàng đầu tại Nhật Bản.

Dược Hậu Giang cũng đã ký hợp đồng với Vinamilk để hợp tác phân phối, tiếp thị và cung cấp thực phẩm chức năng.

Trong những năm tới, Dược Hậu Giang đang có kế hoạch tăng cường tập trung vào lĩnh vực phân phối và nghiên cứu. Công ty có mục tiêu tìm kiếm các hợp đồng phân phối với các công ty đa quốc gia và đang tìm kiếm quan hệ đối tác sản xuất với các công ty nước ngoài.

GlaxoSmithKline

top-5-cong-ty-duoc-viet-nam-02.png


GSK là một trong những công ty chăm sóc sức khỏe đầu tiên có mặt tại Việt Nam và đã phát triển trở thành công ty chăm sóc sức khỏe lớn nhất tại Việt Nam. Công ty cung cấp một loạt các loại thuốc theo toa cũng như các sản phẩm tiêu dùng.

Phân tích SWOT

Điểm mạnh

* Một trong những nhà sản xuất thuốc hàng đầu thế giới
* Một số sản phẩm của công ty nằm trong chương trình bảo hiểm y tế
* Danh mục sản phẩm đáng kể, bao gồm cả thuốc và vắc xin

Điểm yếu

* Khó khăn về môi trường sở hữu trí tuệ
* Không có cơ sở sản xuất hoặc nghiên cứu và phát triển trực tiếp trong nước
* Hàng giả vẫn là một vấn đề

Cơ hội

* Nhu cầu gia tăng đối với các sản phẩm có thương hiệu do quá trình hiện đại hóa ngành chăm sóc sức khỏe
* Môi trường pháp lý thay đổi, nhằm thúc đẩy đầu tư nước ngoài
* Kinh nghiệm và kết nối khu vực mạnh mẽ
* Các công ty trong nước ngày càng tìm cách hợp tác với các đối tác nước ngoài, cả về sản xuất và phân phối

Thách thức

* Việt Nam dễ bị ảnh hưởng bởi các biến động kinh tế và tiền tệ
* Hợp pháp hóa nhập khẩu cũng tác động tiêu cực đến hiệu quả kinh doanh thuốc có thương hiệu
* Các nhà chức trách hướng tới mục tiêu tăng cường vai trò của thuốc sản xuất nội địa trong việc đáp ứng nhu cầu trong nước

Chiến lược

GSK cung cấp danh mục đầu tư đa dạng, bao gồm các sản phẩm thuốc theo toa và chăm sóc sức khỏe người tiêu dùng. Công ty có chiến lược xây dựng thương hiệu và tiếp thị mạnh mẽ cho các sản phẩm hàng đầu của mình, điều này sẽ tiếp tục thúc đẩy doanh số bán hàng.

Có thể nói, GSK là đơn vị dẫn đầu thị trường trong các lĩnh vực điều trị bệnh hô hấp, thuốc kháng sinh và vaccine. Tuy nhiên, một số sản phẩm hàng đầu của GSK, bao gồm Advair / Seretide (fluticasone + salmeterol) không nằm trong danh mục được thanh toán bảo hiểm.

Ngoài ra, hình ảnh của GSK đang được nâng cao thông qua các sáng kiến như thành lập chương trình đào tạo y tá, chiến dịch “Phụ huynh sáng suốt” và các phòng tiêm chủng. Một trong những sáng kiến gần đây là chương trình về hạnh phúc gia đình vào tháng 6 năm 2018, kỷ niệm Ngày Gia đình trên cả nước.

Sanofi
top-5-cong-ty-duoc-viet-nam-03.png



Với hơn 50 năm có mặt tại Việt Nam, Sanofi là công ty dược phẩm hàng đầu trong các phân khúc khác nhau của thị trường: dược phẩm, chăm sóc sức khỏe người tiêu dùng và vaccine. Hoạt động chính của công ty bao gồm nhập khẩu, phát triển, sản xuất, quảng bá và phân phối các sản phẩm dược phẩm cho Việt Nam, Campuchia và Lào.

Phân tích SWOT

Điểm mạnh

* Sản xuất trực tiếp trong nước
* Nằm trong số ba công ty dược phẩm hàng đầu Việt Nam
* Danh mục sản phẩm đa dạng bao gồm nhiều lĩnh vực trị liệu
* Tham gia vào lĩnh vực vaccine nội địa, thông qua Sanofi Pasteur.
* Truyền thống hợp tác lâu dài với các công ty nội địa

Điểm yếu

* Luật Sở hữu trí tuệ còn nhiều hạn chế
* Lượng hàng giả và hàng nhập khẩu lớn
* Cần thử nghiệm vaccine tại Việt Nam trước khi được phê duyệt sản phẩm
* Các công ty trong nước ngày càng tìm cách hợp tác với các đối tác
nước ngoài, cả về sản xuất và phân phối

Cơ hội

* Hiện đại hóa ngành để tăng nhu cầu về các sản phẩm có thương hiệu
* Có thế mạnh để tăng cường thâm nhập thị trường khi lĩnh vực này tiếp tục mở cửa
* Môi trường pháp lý thay đổi, nhằm thúc đẩy đầu tư nước ngoài
* Việt Nam trở thành thành viên WTO, điều kiện hoạt động cho các doanh nghiệp nước ngoài được cải thiện.

Thách thức

* Chính phủ phản đối việc điều chỉnh luật bằng sáng chế trong nước hoàn toàn giống với các tiêu chuẩn quốc tế
* Việc giảm hàng giả chưa có nhiều tiến triển
* Chính phủ bảo vệ các công ty thuốc địa phương thông qua việc sử dụng các rào cản thương mại hợp pháp, có khả năng ảnh hưởng xấu đến công ty
* Việt Nam dễ bị ảnh hưởng bởi những biến động kinh tế, gây nguy hiểm cho đầu tư trong nước
* Hợp pháp hóa nhập khẩu tác động tiêu cực đến hiệu quả kinh doanh thuốc có thương hiệu.
* Các nhà chức trách hướng tới mục tiêu tăng cường vai trò của thuốc sản xuất nội địa trong việc đáp ứng nhu cầu trong nước

Chiến lược

Sanofi có một danh mục đa dạng với hơn 100 sản phẩm dược phẩm và vắc xin. Đây là công ty dược phẩm quốc tế duy nhất có hai nhà máy tại Việt Nam (một nhà máy thứ ba đang được xây dựng), sản xuất 80% sản lượng bán ra trong nước. Bên cạnh đó, 20% lượng thuốc do Sanofi sản xuất tại Việt Nam được xuất khẩu sang các nước châu Á khác.

Các sản phẩm chính của Sanofi bao gồm Plavix (clopidogrel), Aprovel (irbesartan), Lovenox (enoxaparin), Tritace (ramipril), Taxotere (docetaxel), Eloxatin (oxaliplatin), Amaryl (glimepiride), Lantus (insulin), Stilnox (zolpidem) và Actonel (risedronate).

Sanofi Việt Nam có khả năng bị ảnh hưởng tiêu cực bởi kế hoạch kiểm soát giá thuốc của Chính phủ. Công ty cũng bị ảnh hưởng bởi mức thuế nhập khẩu cao, mặc dù là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới Việt Nam có trách nhiệm xóa bỏ dần các mức thuế đó.

Tuy nhiên, Sanofi đã củng cố vị thế của mình tại Việt Nam trong những năm qua. Vào tháng 11/2017, Sanofi và Vinapharm đã phê chuẩn quan hệ đối tác chiến lược, củng cố mối quan hệ hợp tác mà hai công ty đã có từ năm 1993. Thỏa thuận này cho phép Vinapharm hợp tác trong cơ sở sản xuất mới của Sanofi tại Thành phố Hồ Chí Minh và tiếp cận các giải pháp chăm sóc sức khỏe của Sanofi Việt Nam.

Phần 2 (Traphaco, Vinapharm)
/Nguồn: Fitch Solutions/

/Lược dịch và hiệu đính: Hương Bùi (Babuki)/
 

Đính kèm

  • top-5-cong-ty-duoc-viet-nam-04.png
    top-5-cong-ty-duoc-viet-nam-04.png
    241.9 KB · Xem: 63
  • top-5-cong-ty-duoc-viet-nam-05.png
    top-5-cong-ty-duoc-viet-nam-05.png
    351.2 KB · Xem: 63
Chỉnh sửa lần cuối:

Bên trên Bottom