Nguyễn Văn Dưỡng
Member
- Tham gia
- 7/7/21
- Bài viết
- 64
- Điểm tương tác
- 0
Theo Thanh tra Chính phủ, tỉ lệ hồ sơ giải quyết quá hạn trong lĩnh vực dược, y dược cổ truyền và trang thiết bị y tế rất cao, tồn đọng nhiều năm là một trong những tác nhân dẫn đến tình trạng khan hiếm thuốc, thiết bị y tế.
Thanh tra Chính phủ vừa có kết luận thanh tra trách nhiệm về thực hiện công vụ của cán bộ, công chức, viên chức trong giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công cho người dân và doanh nghiệp tại Bộ Y tế, giai đoạn từ 15-6-2021 đến 30-11-2023.
Có những hồ sơ giải quyết từ 2-4 năm, trong khi quy định chỉ giải quyết trong 3 ngày
Về thời hạn giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính, kết luận của Thanh tra Chính phủ nêu rõ Bộ Y tế báo cáo định kỳ gửi Văn phòng Chính phủ kết quả giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính giai đoạn 2021-2023 phản ánh không đúng thực trạng, số liệu thiếu chính xác.
Cụ thể, tỉ lệ hồ sơ quá hạn theo báo cáo gửi Văn phòng Chính phủ là 4,97%; tỉ lệ qua thanh tra rà soát là 69,8%.
Thực tế rà soát của Đoàn thanh tra đối với 20 thủ tục hành chính tại 5 đơn vị thuộc Bộ cho thấy có 19/20 thủ tục hành chính với 143.447/194.155 hồ sơ giải quyết quá hạn, chiếm 73,88%.
Điển hình, đối với thủ tục hành chính “Cấp, gia hạn, thay đổi, bổ sung giấy đăng ký lưu hành” tại Cục Quản lý Dược, Đoàn thanh tra rà soát 1.399 hồ sơ, phát hiện thời gian quá hạn trung bình là hơn 400 ngày.
Có những hồ sơ giải quyết từ 2-4 năm, trong khi quy định chỉ giải quyết trong 3 ngày
Về thời hạn giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính, kết luận của Thanh tra Chính phủ nêu rõ Bộ Y tế báo cáo định kỳ gửi Văn phòng Chính phủ kết quả giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính giai đoạn 2021-2023 phản ánh không đúng thực trạng, số liệu thiếu chính xác.
Cụ thể, tỉ lệ hồ sơ quá hạn theo báo cáo gửi Văn phòng Chính phủ là 4,97%; tỉ lệ qua thanh tra rà soát là 69,8%.
Thực tế rà soát của Đoàn thanh tra đối với 20 thủ tục hành chính tại 5 đơn vị thuộc Bộ cho thấy có 19/20 thủ tục hành chính với 143.447/194.155 hồ sơ giải quyết quá hạn, chiếm 73,88%.
Điển hình, đối với thủ tục hành chính “Cấp, gia hạn, thay đổi, bổ sung giấy đăng ký lưu hành” tại Cục Quản lý Dược, Đoàn thanh tra rà soát 1.399 hồ sơ, phát hiện thời gian quá hạn trung bình là hơn 400 ngày.
Theo Thanh tra Chính phủ, tỉ lệ hồ sơ giải quyết quá hạn trong lĩnh vực dược,
tồn đọng nhiều năm là một trong những tác nhân dẫn đến tình trạng khan hiếm thuốc, thiết bị y tế
Đối với thủ tục “Cấp mới số lưu hành trang thiết bị y tế” tại Cục Cơ sở hạ tầng và thiết bị y tế, Đoàn thanh tra rà soát 5 hồ sơ, phát hiện thời gian từ khi nhận hồ sơ đến thời điểm chuyển hồ sơ cho chuyên viên thẩm định và yêu cầu bổ sung kéo dài từ 2-4 năm, trong khi thời hạn quy định đối với bước này là 3 ngày làm việc.
Về việc yêu cầu bổ sung thông tin, tài liệu, theo kết luận của Thanh tra Chính phủ, Bộ Y tế đã yêu cầu người dân, doanh nghiệp bổ sung hồ sơ, giấy tờ ngoài danh mục thành phần hồ sơ quy định, yêu cầu bổ sung thiếu căn cứ pháp luật, yêu cầu bổ sung các quy định đã được bãi bỏ… dẫn đến doanh nghiệp phải bổ sung, giải trình nhiều lần.
Cùng với đó, thời gian yêu cầu doanh nghiệp bổ sung, hoàn thiện hồ sơ ngắn hơn so với quy định. Tại Cục Quản lý Khám chữa bệnh có trường hợp yêu cầu doanh nghiệp bổ sung hồ sơ trong 6 ngày, trong khi quy định là 90 ngày.
Tại Cục Quản lý Dược, đối với 3 thủ tục hành chính cấp, gia hạn, thay đổi bổ sung giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc, vẫn xảy ra tình trạng không theo dõi được đầy đủ, chi tiết số lượng hồ sơ.
Tại Cục Quản lý Dược, Cục Quản lý Y dược cổ truyền và Cục Quản lý Khám chữa bệnh, nhiều hồ sơ quá hạn giải quyết, doanh nghiệp xin dừng giải quyết nhưng vẫn được báo cáo đang giải quyết.
Một số thủ tục hành chính có trường hợp trả hồ sơ, từ chối giải quyết sai quy định.
Thanh tra Chính phủ kết luận rằng tỉ lệ hồ sơ giải quyết quá hạn trong lĩnh vực dược, y dược cổ truyền và trang thiết bị y tế rất cao, tồn đọng nhiều năm là một trong những tác nhân dẫn đến tình trạng khan hiếm thuốc, thiết bị y tế.
Trong một số thủ tục hành chính, đơn vị giải quyết không tuân thủ nguyên tắc FIFO (nộp trước giải quyết trước, nộp sau giải quyết sau), thiếu công khai minh bạch trong quá trình tiếp nhận, xử lý, thẩm định hồ sơ.
“Đây là nguy cơ tạo cơ chế xin, cho, gây phiền hà, không đảm bảo công bằng trong giải quyết thủ tục hành chính, gây bức xúc cho người dân, doanh nghiệp và dư luận xã hội”, kết luận của Thanh tra Chính phủ nêu.
Chấn chỉnh, xử lý những tồn tại
Theo Thanh tra Chính phủ, trong thời kỳ thanh tra, Bộ Y tế đã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các quy định về trách nhiệm công vụ trong giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công cho người dân, doanh nghiệp; triển khai việc đơn giản hóa thủ tục hành chính, kiến nghị hoặc ban hành theo thẩm quyền để bỏ hoặc sửa đổi những thủ tục không phù hợp.
Việc triển khai dịch vụ công trực tuyến trong năm 2021 đã thực hiện đúng theo Nghị quyết của Chính phủ.
Dù vậy, bên cạnh những kết quả đạt được, còn tồn tại một số hạn chế, thiếu sót, vi phạm, xuất phát từ cả nguyên nhân khách quan và chủ quan.
Về khách quan, khung khổ pháp luật về thủ tục hành chính còn thiếu đồng bộ giữa văn bản quy phạm pháp luật chung về thủ tục hành chính với văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành về trình tự thực hiện, thời gian giải quyết, yêu cầu bổ sung hồ sơ, trả hồ sơ... dẫn đến khó khăn, vướng mắc trong việc hiểu, áp dụng pháp luật để thực hiện giải quyết thủ tục hành chính.
Ngoài ra, đại dịch Covid-19 cũng ảnh hưởng đến kết quả giải quyết một số hồ sơ thủ tục hành chính không đảm bảo thời hạn quy định.
Về nguyên nhân chủ quan, theo Thanh tra Chính phủ, lãnh đạo Bộ Y tế chưa sâu sát, quyết liệt trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện các chỉ đạo của cấp trên về cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính.
Lãnh đạo một số cục, vụ, đơn vị thuộc Bộ chưa làm hết trách nhiệm; tham mưu, thực hiện và hướng dẫn giải quyết thủ tục hành chính chưa đúng quy định.
Công chức, viên chức trực tiếp giải quyết thủ tục hành chính chưa chủ động, chậm trễ trong thực thi công vụ, có biểu hiện né tránh, đùn đẩy trách nhiệm.
Theo Thanh tra Chính phủ, trách nhiệm đối với những thiếu sót, khuyết điểm trên thuộc về lãnh đạo Bộ, Văn phòng và một số cục, vụ, đơn vị thuộc Bộ: Cục Quản lý Dược, Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Cục Quản lý Y dược cổ truyền, Cục An toàn thực phẩm, Cục Cơ sở hạ tầng và Thiết bị y tế, Vụ Pháp chế.
Từ đó, Tổng Thanh tra Chính phủ kiến nghị Bộ Y tế, Văn phòng Chính phủ rà soát theo thẩm quyền, sửa đổi, bổ sung, khắc phục một số sơ hở, bất cập; nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung một số quy định về tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính.
Tổng Thanh tra Chính phủ đề nghị Bộ trưởng Bộ Y tế chỉ đạo, chấn chỉnh, xử lý, khắc phục những tồn tại, khuyết điểm, vi phạm đã được chỉ ra; yêu cầu Cục Quản lý Dược có giải pháp và quyết liệt thực hiện khắc phục ngay việc buông lỏng quản lý, theo dõi hồ sơ giải quyết một số thủ tục hành chính.
Cùng với đó, Bộ trưởng Bộ Y tế cần tăng cường công tác thanh, kiểm tra trách nhiệm của cán bộ, công chức, người đứng đầu các cục, vụ thuộc Bộ có giải quyết thủ tục hành chính còn nhiều hồ sơ tồn đọng, từ đó kịp thời xử lý vi phạm, chấn chỉnh công tác quản lý.