Mỹ phẩm thuần chay: Liệu có phải chỉ là xu hướng nhất thời ?

Thu Hương

Member
Tham gia
23/8/21
Bài viết
78
Điểm tương tác
1
Thuần chay (veganism) - khi nhắc đến danh từ này, thường chúng ta luôn mặc định đó là một danh từ “riêng” của ngành ẩm thực. Nhưng giờ đây, chúng ta sẽ làm quen với một khái niệm mới: Mỹ phẩm thuần chay - Vegan beauty.

1647589632966.png


Cho dù với bất cứ lĩnh vực nào thì tôn chỉ của thuần chay luôn nhằm mục đích: không sử dụng động vật cho bất kỳ mục đích gì - sâu xa hơn đây cũng là một yếu tố nhằm hạn chế những tác động gây hại từ quá trình chăn nuôi công nghiệp gia súc gia cầm với môi trường, hướng tới sự phát triển bền vững cho xã hội.

Vậy thế nào là mỹ phẩm thuần chay?

Điều đầu tiên phải khẳng định: đó là những sản phẩm không chứa bất kỳ một thành phần nào có liên quan đến động vật. Thậm chí là cả mật ong - một thành phần dường như không thể thiếu trong son dưỡng môi hay một số loại phấn phủ. Tương tự với các sản phẩm chứa collagen có nguồn gốc từ động vật (lợn) trong các sản phẩm chống nhăn và chống lão hoá. Thậm chí những sản phẩm son môi có thành phần yên chi (carmine) cũng hoàn toàn không được phép sử dụng vì trong đây là một thành phần được tổng hợp từ xác côn trùng: bọ yên chi hay còn gọi là rệp son.

1647589664672.png


Nếu bạn đang cảm thấy hoang mang rằng nếu vậy, thì mỹ phẩm thuần chay sẽ được làm như thế nào?

Đừng lo lắng, có rất nhiều biện pháp để thay thế những thành phần từ động vật mà hoàn toàn không làm ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm. Ví dụ thay vì mật ong, hoàn toàn chúng ta có thể thay thế bằng các loại dầu ép từ thực vật, mà điển hình ở đây là bơ hạt mỡ, dầu olive, dầu dừa...

Phân biệt khái niệm Vegan beauty và Cruelty Free

Nếu phần trên cung cấp cho bạn khái niệm về Vegan beauty thì dưới đây bạn sẽ cần hiểu thêm định nghĩa về Cruelty Free.

Nếu bạn chỉ hiểu đơn giản Cruelty Free có nghĩa là không thí nghiệm các sản phẩm mỹ phẩm trên động vật (thường là chuột bạch). Để được dán nhãn Cruelty Free thì thương hiệu mỹ phẩm đó không được phép sử dụng động vật trong bất kỳ công đoạn nào, từ thử nghiệm cho đến thành phẩm cuối cùng.

Mỹ phẩm được gọi là Vegan beauty thì chắc chắn được gắn nhãn Cruelty Free nhưng điều ngược lại, không hoàn toàn đúng.

Lấy ví dụ đơn giản, nếu trong quá trình vận chuyển thành phần của một loại mỹ phẩm - một loại hoa chẳng hạn. Trên một cánh đồng rộng lớn, người thu hoạch dùng xe ngựa kéo để vận chuyển hoa về nơi tập kết. Hãng mỹ phẩm sử dụng loại hoa đó để làm nên thành phẩm cuối cùng thì thành phẩm đó không được phép dán nhãn vegan vì đã sử dụng ngựa trong quá trình sản xuất. Đó quả là một quy trình khắt khe, nhưng lại tôn trọng tuyệt đối những tôn chỉ của khái niệm thuần chay.

Nếu bạn muốn kiểm tra xem một sản phẩm mỹ phẩm có thực sự thuần chay hay không, thì hãy tìm trên bao bì, những logo thuộc về các doanh nghiệp chuyên chứng nhận các sản phẩm thuần chay. Hiện nay trên thế giới có khoảng 20 doanh nghiệp về lĩnh vực này, những cái tên có thể kể đến như Expertise Vegane Europe, Veganok, Cruelty Free and Vegan, Vegan Action hay The Vegan Society….

1647589740202.png


Mỹ phẩm thuần chay - xu hướng nhất thời hay xu hướng bền vững?

Hiện nay, không chỉ những thương hiệu nhỏ, đang đặt nền móng từ đầu với những sản phẩm mỹ phẩm thuần chay mà ngay cả các thương hiệu lớn, cũng đang dần nhìn ra tiềm năng của thị trường này cùng với những lợi ích bền vững mà nó mang lại.

Điển hình đầu tiên chính là thương hiệu Liquidflora của Ý - một trong những thương hiệu đặc biệt đề cao sự bảo vệ môi trường cũng như động vật trong tất cả các sản phẩm của hãng. Luôn gắn nhãn Cruelty Free và bio, hãng thậm chí còn sáng chế riêng một dòng mỹ phẩm không sử dụng gluten (gluten free).

Các thành phần trong các sản phẩm của hãng đều thuần chay, lấy ví dụ về Bioactif - một trong những loại phấn phủ bán chạy nhất của hãng, với thành phần chính là dầu ép từ trái quýt vàng, mơ cùng với dầu olive, dầu dừa và hoa cúc hoạ mi. Ngay cả hoạt chất glycerin được sử dụng trong quá trình sản xuất cũng có nguồn gốc từ thực vật.

Too Faced, hãng mỹ phẩm nổi tiếng của Mỹ cũng không hề đuối sức trong cuộc đua này. Hãng vừa cho ra mắt một bộ sưu tập mỹ phẩm thuần chay, không có bất cứ thành phần nào liên quan đến động vật hay các hoạt động sử dụng động vật trong quá trình sản xuất. Phủ bóng, cọ, kem, phấn phủ, mascaras, phấn nền...được tung ra thị trường với tên gọi “Bạn hữu của những người thuần chay”.

Gần đây, hãng mỹ phẩm Kat Von D đã chính thức đổi tên thành KVD Vegan Beauty. Họ đã chuyển dịch hoàn toàn các gam sản phẩm của mình từ mỹ phẩm thông thường sang mỹ phẩm 100% thuần chay.

Du nhập từ văn hoá phương Tây, hiện nay, ở Việt Nam, xu hướng thuần chay đang dần dần được biết đến nhiều hơn. Mỹ phẩm thuần chay cũng vậy, nổi lên giữa xu hướng này có thể kể đến nhãn hiệu Cocoon Việt Nam. Hãng chuyên cung cấp các sản phẩm thuần chay, từ những nguyên liệu thuần Việt như bí đao, bạc hà, tràm trà, cà phê Đắk Lắk…Và cũng không hề kém cạnh các thương hiệu quốc tế trong việc nhận được các chứng chỉ chứng nhận về chất lượng sản phẩm, thương hiệu Cocoon đang là thương hiệu Việt đầu tiên nhận được chứng nhận không thử nghiệm trên động vật và thuần chay của tổ chức bảo vệ động vật toàn cầu PETA.

1647589697931.png


Điều này chứng tỏ rất nhiều thương hiệu đã thực sự nghiêm túc đến mảng thị trường tiềm năng này và đây chắc chắn sẽ là một xu thế phát triển lâu dài và bền vững trên toàn thế giới.
 

Đính kèm

  • 1647589697931.png
    1647589697931.png
    850.9 KB · Xem: 53
Chỉnh sửa lần cuối:

Bên trên Bottom