Big Pharma & chiêu trò giữ lợi nhuận thuốc "bom tấn"

kimdung

Member
Tham gia
16/4/21
Bài viết
520
Điểm tương tác
3
Khi thời hạn bảo hộ bản quyền của những dòng thuốc chủ lực sắp hết, các hãng dược lớn đều đã tính toán kỹ lưỡng lộ trình của họ với nhiều chiến lược khác nhau nhằm duy trì doanh thu và nhuận khổng lồ càng lâu càng tốt.

Ảnh: Economic Times

Ảnh: Economic Times

Hãng dược lớn nào cũng có một vài dòng thuốc "bom tấn" (blockbuster drug) - được định nghĩa là loại thuốc mang lại doanh thu theo năm ít nhất là 1 tỉ USD cho nhà sản xuất.

Tuy nhiên luật pháp Mỹ quy định thuốc "bom tấn" chỉ được giữ bản quyền trong một thời hạn nhất định, sau đó phải nhường lại sân chơi cho các dòng generic và thuốc tương tự sinh học (biosimilar), thường có giá rẻ hơn, nghĩa là giúp người bệnh có nhiều lựa chọn tốt hơn.

Nhưng các ông lớn dược phẩm (Big Pharma) không dễ ngồi yên nhìn doanh thu cao ngất lao dốc.

Trước bờ vực tụt doanh thu​

Từ nay cho đến năm 2030, các hãng dược hàng đầu thế giới như Merck, Bristol Myers Squibb, AbbVie và Johnson & Johnson đều sẽ đối mặt với cái gọi là patent cliff, khi doanh thu lao dốc - như rơi khỏi vách đá (cliff) - vì bằng sáng chế (patent) hết hạn bảo hộ.

Rất nhiều trong số các thuốc bom tấn là các thuốc được thiết kế ở dạng phân tử nhỏ (small-molecule drug). Theo Matt Phipps, chuyên gia phân tích công nghệ sinh học tại ngân hàng đầu tư William Blair, khi một loại thuốc phân tử nhỏ hết bản quyền, nó có thể làm sụt giảm doanh thu tới 80% trong một năm.

Tuy nhiên trong một loạt loại thuốc sẽ hết bản quyền tới đây còn có các liệu pháp sinh học - một lớp thuốc được phát triển từ các nguyên liệu sống như máu, protein, cây và vi sinh vật.

Những thuốc này thường được truyền tĩnh mạch hoặc tiêm. Do việc sao chép chúng phức tạp hơn nên tốc độ sụt giảm doanh thu của chúng sau khi hết bản quyền cũng khác so với các thuốc phân tử nhỏ.

Sự tổn thất kinh tế từ hết hạn bản quyền thuốc có thể tác động khác nhau với mỗi công ty, tùy vào việc thuốc đó chiếm tỉ lệ bao nhiêu trong tổng doanh thu của công ty và thuốc đó trị bệnh gì.

Theo ước tính của Ernst & Young, 20 doanh nghiệp dược phẩm sinh học hàng đầu có nguy cơ tổn thất tổng cộng 180 tỉ USD trong khoảng từ nay cho tới năm 2028 do ảnh hưởng từ "vách đá hết bản quyền".

Thực tế cho thấy các hãng dược khổng lồ luôn có một khoảng thời gian dài để chuẩn bị ứng phó với chuyện hết độc quyền thuốc bom tấn. Nói như Phipps, điều này "đã luôn là một phần của hệ sinh thái trong thế giới công nghệ sinh học". Vấn đề là đối phó thế nào?

Khai thác kẽ hở pháp lý​

"Bước đầu tiên luôn là cố gắng tối đa hóa những gì bạn đang có" - Phipps nói. Đơn giản là vì 6 tháng của một loại thuốc 10 tỉ USD giá trị hơn nhiều so với 6 tháng triển khai một liệu pháp mới.

Vì các loại thuốc đều được cấp bản quyền từ nhiều năm trước khi được cơ quan có thẩm quyền cấp phép lưu hành trên thị trường, nên các hãng dược sẽ cố gắng mở rộng ưu thế độc quyền của họ càng nhiều càng tốt.

Để làm vậy, họ sẽ nộp hồ sơ đăng ký bản quyền không phải chỉ với thuốc, mà còn với quá trình sản xuất, thậm chí với cả cách sử dụng thuốc ấy. Tất cả những bản quyền này cộng gộp lại với nhau để tạo nên lá chắn thời gian vững chắc giúp trì hoãn thời gian để thuốc generic hay thuốc biomimilar có thể gia nhập thị trường.

Ảnh: Reuters
Ảnh: Reuters

Một ví dụ thực tế: AbbVie đã vận dụng chiến lược "bức tường bản quyền" này với thuốc bom tấn Humira - một liệu pháp sinh học dùng để điều trị bệnh viêm khớp và các chứng tự miễn khác để lèo lái qua thời kỳ bằng sáng chế ở Mỹ hết hạn năm 2016.

Cho tới năm ngoái, nghĩa là 7 năm sau khi lẽ ra phải "rơi xuống vách đá", doanh thu Humira vẫn đạt 14,4 tỉ USD bất kể sự xuất hiện của các loại thuốc biosimilar. Nhưng cũng vì chiến lược đó mà AbbVie trở thành một trong những ông lớn dược phẩm bị chỉ trích và gây tranh cãi nhiều nhất.

AbbVie đã dựng lên "bức tường bản quyền" vững chãi bao gồm cả những thứ như quá trình sản xuất thuốc, và ngăn không cho các phiên bản rẻ hơn của Humira vào thị trường Mỹ ngay cả khi giá thuốc này đã giảm từ nhiều năm trước tại châu Âu.

Chiến lược đó đã trở thành mỏ vàng cho AbbVie. Trong vòng 20 năm qua Humira đã tạo ra hơn 208 tỉ USD doanh thu trên toàn cầu trong suốt vòng đời của nó kể từ khi được phê chuẩn lần đầu năm 2002, theo Wall Street Journal.

Tuy nhiên AbbVie không "phát minh" ra những chiến lược kéo dài bản quyền đó. Các công ty như Bristol Myers Squibb và AstraZeneca đã triển khai chiêu thức tương tự để tối đa hóa lợi nhuận với các thuốc trị ung thư, điều trị lo âu và ợ nóng. Dù vậy thành công của Abbvie với Humira vẫn là hiện tượng nổi bật trong việc áp dụng chiến lược đó và "truyền cảm hứng" cho nhiều công ty khác.

Cũng như AbbVie, Merck rất sốt sắng với việc kéo dài vòng đời bảo hộ cho thuốc của họ bằng mọi cách. Mặc dù các bằng sáng chế chủ yếu của thuốc điều trị ung thư Keytruda sẽ hết hạn vào năm 2028, song Merck và các đối tác của họ đã nộp hồ sơ đăng ký bản quyền cho 180 bằng sáng chế bổ sung liên quan tới nhiều phương diện khác nhau của thuốc đó.

"Tôi không biết chúng ta có phải chứng kiến hiện tượng này trong tương lai nhiều như những gì đã thấy trong 10 năm qua không" - Phipps bình luận với trang tin Quartz.

Hẳn nhiên chiến lược đăng ký bản quyền "búa xua" này không lọt qua mắt của các nhà làm chính sách. Năm ngoái, Thượng nghị sĩ Elizabeth Warren đã viết thư cho người đứng đầu Văn phòng Sáng chế và nhãn hiệu Mỹ, cáo buộc Merck cố tình kéo dài thế độc quyền bằng việc nộp hơn 100 bằng sáng chế liên quan tới thuốc của họ.

Tháng 4 năm nay, Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC) đã lần thứ hai chất vấn tính đúng đắn của cái mà họ gọi là "các bằng sáng chế rởm", hay việc đăng ký bản quyền không phù hợp, trong Sách cam (Orange Book) - tài liệu chính thức liệt kê các thuốc được Cơ quan Quản lý thuốc và thực phẩm (FDA) Mỹ phê chuẩn.

Nhưng chưa hết, chiến lược khai thác pháp lý còn có việc kết hợp các loại thuốc đã có rồi đăng ký bản quyền cho những công thức mới đó. Hãng Bristol Myers Squibb đã áp dụng chiến lược này để chuẩn bị cho việc nhiều loại thuốc chủ lực của họ, trong đó có loại bán chạy nhất là thuốc trị ung thư hắc tố da Opdivo sẽ hết bản quyền vào năm 2028.

Chỉ tính riêng trong năm 2023, Opdivo đã đóng góp tới 20% trong tổng doanh thu 45 tỉ USD theo năm của công ty. Chính vì thế, từ năm 2022, BMS đã tung ra thuốc Opdualag - một sự kết hợp của Opdivo với kháng thể relatlimab-rmbw. "Đó thuần túy là một kỹ thuật kéo dài thời hạn bản quyền" - Phipps bình luận.

Dù vậy, doanh thu từ thuốc Opdualag cũng đã tăng vọt 72% theo năm trong quý đầu năm nay, đạt 206 triệu USD. Tương tự, hãng Merck cũng đang hy vọng một vài trong số hàng ngàn cuộc thử nghiệm lâm sàng kết hợp các thuốc điều trị ung thư với Keytruda sẽ cho kết quả thành công, từ đó giúp mở rộng vòng đời cho thuốc đó.

Nuôi bò mới trước khi "kiệt sữa"​

Sau khi đã "vắt kiệt sữa" từ "con bò bản quyền", các Big Pharma sẽ tìm nguồn doanh thu bù đắp từ việc tăng cường đầu tư vào các loại thuốc mới. AbbVie vẫn là ví dụ điển hình trong việc áp dụng chiến lược này.

Humira chính thức hết độc quyền ở Mỹ vào năm ngoái khi có tới 9 sản phẩm biosimilar trên thị trường. Nhờ đã chuẩn bị và triển khai một vài loại thuốc có tiềm năng "bom tấn" mấy năm trước đó, AbbVie có thể bù đắp tốt nguồn thu sụt giảm mạnh từ Humira (giảm 32%).

Cụ thể, hãng thu 2 tỉ USD trong quý 1-2024 từ thuốc điều trị bệnh vảy nến thể mảng Skyrizi (ra mắt 2018) và 1,1 tỉ USD từ thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp Rinqov (2019).

Đầu năm nay, lãnh đạo AbbVie ước tính hai loại thuốc kháng viêm mới của họ (Skyrizi và Rinvoq) sẽ mang lại doanh thu tổng cộng khoảng 16 tỉ USD trong năm nay. Tới năm 2027, công ty dự tính con số đó sẽ tăng lên 27 tỉ USD, vượt qua cả doanh thu của Humira vào thời đỉnh cao của nó.

Tương tự, trong bối cảnh bản quyền Keytruda sẽ hết hạn vào năm 2028, có lẽ không ngẫu nhiên khi năm nay Merck tung ra Winrevair, loại thuốc dành cho người trưởng thành bị cao huyết áp trong các động mạch phổi. Khoảng 1% dân số toàn cầu mắc chứng này.

Trong khi đó, hãng công nghệ sinh học Regeneron cũng đã nỗ lực để thuyết phục người bệnh chuyển sang dùng phiên bản liều cao hơn của Eylea - loại thuốc tiêm "bom tấn" chuyên trị thoái hóa điểm vàng do tuổi tác (thể ướt).

Việc kéo người bệnh sang sử dụng thuốc mới như vậy sẽ giúp công ty chặn bớt ảnh hưởng của các loại thuốc sao chép công thức của thuốc cũ đã hết bản quyền.
 

Serzymh

New member
Tham gia
8/5/24
Bài viết
7
Điểm tương tác
0
Good day .
I found your forum very attractive and promising.
I want buy advertising space for a banner in the top of the site , for $ 1400 per month.
Pay I will be through WebMoney, 50% immediately, and 50% in 2 weeks. And yet, the address of my site https://myukraina.com.ua/ - will it not contradict the topic? Thank you!
Please write about your decision to me in the PM or to the mail serzkrutogolovtheman@gmail.com
 

Serzymh

New member
Tham gia
8/5/24
Bài viết
7
Điểm tương tác
0
Привет господа!
Наше профильное онлайн СМИ работает на рынке Украины с 2010 года. За данное время мы стали одной из интересных online газет на просторах Украины.

Если Вы в поисках не контролируемую государством и новую информацию и хотите ее иметь всегда на расстоянии вытянутой руки, тогда переходите на Наш сайт и добавляйтесь в закладки.
Каждый час Вы сможете получить новые новости по теме пенсии и пенсионеров, зарплаты и окладов гос служащих, рыночных прогнозов Украины и мира, а так же горячих полтических теме о Украине, России и Мире.
Вот несколько ТОПовых новостей на сегодня:
- Важные предсказания для Украины и России на 2024 год
- Зарплата военнослужащих Украины в 2024 году
- Свежие предсказания астрологов для Украины на 2024 год
- Спутниковая карта Украины в реальном времени 2024
- Павел Глоба об Украине в 2024 году
- Настройки спутниковых каналов 2024 в Украине
- Точный гороскоп для Украины на 2024 год
- Закончится ли война на Украине в 2024 году?
- Предсказания Ванги на 2024 год для Украины
- Предсказания мольфаров для Украины на 2024 год

Всегда рады помочь Вам! С уважением, интернет газета MyUkraina

алена курилова война
лучшие тарифы МТС Украина для Донецкой области на 2024 год
гороскоп на 2024 год для женщин для всех знаков зодиака
меню Великого поста в 2024 году
Телец. Гороскоп на 2024 год
мольфар штефан овен
когда шахтерам повысят зарплату в Украине 2024
индексация зарплаты бухгалтерам в Украине в 2024 году последние новости
прогноз роста экономики Украины на 2024 год
посевной календарь на 2024 год для Украины Донецкой области по месяцам
зарплата строковика 2024
какая будет соц льгота в 2024 году в Украине
прогноз погоды на август
гороскоп от хаяла на 2024 год
карта супутника україни
точный прогноз 2024 когда придет зима в Украину
дата дня шахтера в Украине 2024
олена курилова про україну
когда можно венчаться в 2024 году
посадочный календарь на февраль 2024
астрологический прогноз на 2024 год для Украины от Елены Осипенко
новейшие односерийные мелодрамы Россия-Украина 2024
Гороскоп на 2024 год для Рака
повышение минимальной зарплаты в Украине в 2024 году
когда закончится война между россией и украиной экстрасенсы
скачать ПДД Украины 2024
когда восстановят связь мтс в донецке
когда ДСНС повысят зарплату в Украине 2024
начисление субсидий 2024 в Украине
любовный гороскоп 2024 для мужчины Тельца
зарплаты в украине 2024
фазы луны январь 2024 украина
предсказание мольфаров на 2024 год
нострадамус про україну
повышение зарплаты дснс украины 2024
передбачення мольфара нечая
зарплаты госслужащих в 2024 году в Украине
карта украины 2024 года
в чем подвох субсидий в Украине 2024
закон об игорном бизнесе 2024
лунный календарь огородника харьков
когда будет мороз в Украине 2024
интерфлора украина весна 2024
сезон охоты 2024 2024 украина
зимние каникулы в Украине 2024
прогноз екстрасенсів про війну в україні
православные праздники в марте 2024
хаял алекперов об украине на 2024
гороскоп на 2024 год от хаяла алекперова
календар бухгалтера на 2024 рік
 

Bên trên Bottom