Nguyễn Văn Dưỡng
Member
- Tham gia
- 7/7/21
- Bài viết
- 64
- Điểm tương tác
- 0
Năm 2024, mặc dù đối mặt với nhiều thách thức đáng kể nhưng ngành dược phẩm Việt Nam tiếp tục chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ, khẳng định vị thế là một trong những thị trường dược phẩm đầy tiềm năng tại khu vực. Sự gia tăng nhu cầu về chăm sóc sức khỏe, cùng với những chính sách hỗ trợ từ Chính phủ đã tạo động lực thúc đẩy ngành dược phát triển. Báo cáo dưới đây sẽ đi sâu phân tích thực trạng ngành dược phẩm, cơ hội và thách thức mà ngành dược đang đối mặt, đồng thời đưa ra những dự báo về xu hướng phát triển trong tương lai.
I. Thực trạng ngành dược phẩm Việt Nam 2024
Việt Nam đã có 238 nhà máy dược phẩm đạt tiêu chuẩn WHO - GMP
Chia sẻ về tình hình phát triển của ngành dược trong thời gian qua, ông Vũ Tuấn Cường - Cục trưởng Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) cho hay: Tính đến nay, ngành dược Việt Nam đã đạt được một số kết quả rất cơ bản, đảm bảo cung ứng thuốc có chất lượng với giá hợp lý đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh và phòng bệnh. Tính đến thời điểm hiện tại đang có trên 23.000 thuốc có giấy đăng ký lưu hành đang còn hiệu lực bảo đảm cung ứng đủ thuốc cho nhu cầu khám chữa bệnh.
I. Thực trạng ngành dược phẩm Việt Nam 2024
Việt Nam đã có 238 nhà máy dược phẩm đạt tiêu chuẩn WHO - GMP
Chia sẻ về tình hình phát triển của ngành dược trong thời gian qua, ông Vũ Tuấn Cường - Cục trưởng Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) cho hay: Tính đến nay, ngành dược Việt Nam đã đạt được một số kết quả rất cơ bản, đảm bảo cung ứng thuốc có chất lượng với giá hợp lý đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh và phòng bệnh. Tính đến thời điểm hiện tại đang có trên 23.000 thuốc có giấy đăng ký lưu hành đang còn hiệu lực bảo đảm cung ứng đủ thuốc cho nhu cầu khám chữa bệnh.
Công nghiệp sản xuất dược trong nước tiếp tục có những bước phát triển đáng ghi nhận: Sản xuất thuốc trong nước mở rộng về quy mô và nâng cao vai trò trong thị trường tiêu thụ thuốc. Đã có 238 nhà máy sản xuất đạt tiêu chuẩn GMP-WHO, trong đó có 19 cơ sở có dây chuyền sản xuất thuốc đạt EU-GMP hoặc tương đương.
Sản xuất thuốc trong nước đã bao trùm 13/13 nhóm thuốc thiết yếu theo phân loại của WHO, với khoảng trên 800 hoạt chất, sản xuất được nhiều dạng bào chế công nghệ đặc biệt (thuốc tác dụng kéo dài, thuốc tiêm đông khô, thuốc sủi bọt,...), thuốc chuyên khoa (thuốc tim mạch, tiểu đường, nội tiết, ...).
Mức tăng trưởng sản xuất trong nước hàng năm từ 12-15%; số lượng cơ sở sản xuất tăng từ 167 (năm 2016) lên đến 238 (năm 2023), giá trị thuốc sản xuất trong nước tăng từ hơn 20% (năm 2015) lên gần 50% giá trị tiền thuốc sử dụng, gần 70% về số lượng sản phẩm (năm 2022).
Giá trị xuất khẩu khoảng 280 triệu (năm 2024), trong đó đã xuất khẩu được một số sản phẩm sang các thị trường có yêu cầu cao như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc,….
Thị trường dược phẩm Việt Nam đang trên đà tăng trưởng với tổng giá trị ước tính tăng từ khoảng 2,7 tỉ USD trong năm 2015 lên đến 7 tỉ USD vào năm 2022, dự báo đạt hơn 10 tỉ USD vào năm 2026.
Xem thêm: Danh sách cơ sở sản xuất dược phẩm đạt tiêu chuẩn GMP
II. Cơ hội và thách thức của ngành dược phẩm Việt Nam
1. Cơ hội của ngành dược phẩm Việt Nam
Dự thảo Chiến lược quốc gia phát triển ngành dược đến năm 2030 và định hướng đến năm 2045, đang chờ được thông qua sẽ tạo cú hích lớn cho sự phát triển của ngành dược phẩm với nhiều tiêu chí đột phá:
- Thuốc sản xuất trong nước phấn đấu đáp ứng khoảng 80% nhu cầu sử dụng và 70% giá trị thị trường. Tiếp tục phấn đấu đạt mục tiêu sản xuất được 20% nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất thuốc trong nước.
- Việt Nam phấn đấu trở thành trung tâm sản xuất dược phẩm giá trị cao trong khu vực với giá trị xuất khẩu thuốc sản xuất trong nước đạt khoảng 1 tỷ USD. Tiếp nhận chuyển giao công nghệ, gia công có phối hợp chuyển giao công nghệ sản xuất ít nhất 100 thuốc biệt dược gốc, vaccine, sinh phẩm bao gồm cả sinh phẩm tương tự và một số thuốc mà Việt Nam chưa sản xuất được.
- Xây dựng được 08 vùng khai thác bền vững dược liệu tự nhiên và 02 - 05 vùng trồng sản xuất dược liệu quy mô lớn. Phục tráng, nhập nội, di thực, phát triển được 10 - 15 loài cây dược liệu có nguồn gốc nhập khẩu số lượng lớn. 100% nguyên liệu dược liệu được tiêu chuẩn hóa (cao chiết, tinh dầu, bột dược liệu) phục vụ sản xuất thuốc trong nước.
- Ngành dược phấn đấu có 30% thuốc generic (trừ thuốc có tác dụng tại chỗ, thuốc có tác dụng toàn thân sẵn có đặc tính tương đương sinh học với thuốc đối chứng) sản xuất trong nước và nhập khẩu có giấy đăng ký lưu hành được đánh giá tương đương sinh học; 100% thuốc trong quá trình lưu hành trên thị trường được giám sát và quản lý đầy đủ về hiệu quả và an toàn theo quy định của Bộ Y tế.
2. Thách thức của ngành dược phẩm việt Nam
Bên cạnh những thuận lợi, ngành Dược & Thiết bị y tế, Chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam vẫn đối mặt với không ít thách thức trên hành trình vươn tầm. Hiện tại, cơ sở hạ tầng, trình độ kỹ thuật và công nghệ vẫn còn hạn chế, trong khi thiếu các khu công nghiệp dược - sinh học tập trung. Các doanh nghiệp dược phẩm trong nước chủ yếu có quy mô nhỏ, doanh thu và vốn đầu tư còn khiêm tốn, chưa xuất hiện các tập đoàn lớn mang tầm vóc quốc gia. trong bối cảnh phần lớn doanh nghiệp có tiềm lực tài chính thấp, quy mô khiêm tốn. Bên cạnh đó, sự dịch chuyển từ thuốc hóa dược sang các loại thuốc sinh học hoặc sinh học tương tự đòi hỏi những bước cải tiến lớn về công nghệ và năng lực tiếp nhận, chuyển giao công nghệ. Ngoài ra, quá trình chuyển đổi số trong ngành còn chậm, đặt ra áp lực cần có các giải pháp chính sách đồng bộ và sự quyết tâm từ các doanh nghiệp.
Để thực sự tạo bước đột phá, ngành Dược & Thiết bị y tế, Chăm sóc sức khỏe cần những nỗ lực tổng thể, không chỉ nhằm củng cố vị thế trong nước mà còn để tham gia sâu rộng hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu, góp phần nâng cao uy tín và năng lực cạnh tranh quốc tế, định vị Việt Nam trên bản đồ chăm sóc sức khỏe thế giới
III. Xu hướng ngành dược phẩm Việt Nam
Cuộc chạy đua xây dựng nhà máy dược phẩm tiêu chuẩn EU-GMP
Việc các doanh nghiệp dược phẩm trong nước như Dược Hậu Giang, Imexpharm, Dược Hà Tây, Bidiphar, Dược phẩm Cửu Long... đẩy mạnh đầu tư xây dựng nhà máy đạt chuẩn EU-GMP là một tín hiệu vô cùng tích cực cho ngành dược Việt Nam. Đây không chỉ là một cuộc chạy đua để nâng cao chất lượng sản phẩm, mà còn là một bước đi chiến lược nhằm khẳng định vị thế của các doanh nghiệp trong nước và giảm sự phụ thuộc vào thuốc nhập khẩu.
Xem thêm: Tư vấn xây dựng nhà máy dược phẩm tiêu chuẩn EU GMP
Xu hướng M&A giữa đối tác ngoại và các công ty dược trong nước
Xu hướng M&A (Mua bán và Sáp nhập) giữa các đối tác ngoại và các công ty dược trong nước đang diễn ra ngày càng sôi động và có những tác động sâu rộng đến ngành dược Việt Nam. Việc các tập đoàn dược phẩm quốc tế lớn liên tục tăng cường sự hiện diện tại thị trường Việt Nam thông qua các thương vụ M&A cho thấy tiềm năng và sức hấp dẫn của ngành dược Việt. Cụ thể, từ năm 2015 nhiều doanh nghiệp dược phẩm lớn trên thế giới đã liên tục gia tăng sở hữu tại các doanh nghiệp dược đầu ngành Việt Nam như Abbot (Mỹ) sở hữu 51% Domesco, Stada (Đức) sở hữu 100% Pymepharco, Taiso (Nhật Bản) sở hữu Dược Hậu Giang, SK sở hữu 71% 51% Imexpharm, ASKA sở hữu 9% Dược Hà Tây và mới có thông tin bán thêm 11.4% vốn cho đối tác ngoại này.
IV. Top Công ty Sản xuất dược phẩm uy tín năm 2024
Ngày 22/11/2024, Công ty Cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) chính thức công bố Top 10 Công ty uy tín ngành Dược & Thiết bị y tế, Chăm sóc sức khỏe năm 2024.
Top 10 Công ty uy tín ngành Dược & Thiết bị y tế, Chăm sóc sức khỏe được xây dựng dựa trên nguyên tắc khoa học và khách quan. Các công ty được đánh giá, xếp hạng dựa trên 3 tiêu chí chính: (1) Năng lực tài chính thể hiện trên báo cáo tài chính năm gần nhất; (2) Uy tín truyền thông được đánh giá bằng phương pháp Media Coding - mã hóa các bài viết về công ty trên các kênh truyền thông có ảnh hưởng; (3) Khảo sát các đối tượng liên quan được thực hiện trong tháng 10-11/2024.
Trải qua 14 năm hình thành và phát triển, với văn phòng tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, GMPC Việt Nam đã nhận được sự tin tưởng của hầu hết các Chủ đầu tư nhà máy GMP trên toàn quốc với gần 300 Công trình Nhà máy sản xuất đạt chứng nhận GMP/GPs, chiếm hơn 80% tổng số các dự án được đầu tư trong giai đoạn 2011-2025!. Tất cả các chủ đầu tư đều hài lòng và được cơ quản quản lý nhà nước đánh giá rất cao. Hàng trăm đối tác, các thương hiệu, nhà máy GMP hàng đầu Việt Nam đều lựa chọn GMPC Việt Nam làm nhà tư vấn như: Dược Hậu Giang, Mediplantex, Vinmec, FPT, Mỹ phẩm Linh Hương, TopWhite, Đăng Dương, Dược phẩm Codupha, Hapharco...
Xem thêm:
Kinh nghiệm xây dựng và duy trì nhà máy dược phẩm tiêu chuẩn cao
Tư vấn xây dựng nhà máy sản xuất dược phẩm tiêu chuẩn EU GMP
Tư vấn xây dựng nhà máy sản xuất mỹ phẩm tiêu chuẩn CGMP
CÔNG TY CỔ PHẦN GMPC VIỆT NAM
Trụ sở chính (Hà Nội): Số nhà 32, đường Vĩ Cầm 5, KĐT An Lạc, Vân Canh, Hoài Đức, Hà Nội
Tel: 0243.787.2242 | CEO hotline: 0982.866.668
Email: contact@gmp.com.vn
VPĐD tại thành phố Hồ Chí Minh: Lầu 2 – Số 156/1/1 Cộng Hòa, Phường 12, Quận Tân Bình
Tel: 0283.811.7383