Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, kim ngạch nhập khẩu dược phẩm tháng 8/2024 đạt 349,63 triệu USD, giảm 10,9% so với tháng 7/2024 nhưng tăng 18,7% so với tháng 8/2023. Tính chung cả 8 tháng đầu năm 2024 nhập khẩu dược phẩm đạt gần 2,75 tỷ USD, tăng 25,2% so với 8 tháng đầu năm 2023.
Các thị trường lớn cung cấp dược phẩm cho Việt Nam trong 8 tháng năm nay là Pháp, Mỹ, Đức, Ấn Độ; trong đó nhập khẩu nhập khẩu nhiều nhất từ thị trường Pháp, đạt 365,21 triệu USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2023, chiếm 13,3% trong tổng kim ngạch nhập khẩu nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước; tiếp theo là thị trường Mỹ đạt 294,31 triệu USD, tăng 17,7% so với cùng kỳ, chiếm 10,7% tỷ trọng; thị trường Đức đạt trên 241,87 triệu USD, tăng 19,2% so với 8 tháng năm 2023, chiếm 8,8% tỷ trọng; thị trường Ấn Độ đạt trên 220,78 triệu USD, tăng 36,4% so với cùng năm trước, chiếm 8% tỷ trọng.
Nhập khẩu từ thị trường Italia tăng 43% so với cùng kỳ, đạt 189,28 triệu USD, chiếm 6,9% tỷ trọng. Nhập khẩu từ thị trường Ireland đạt 133,165 triệu USD, tăng 36,02% so với cùng năm 2023, chiếm 4,85% tỷ trọng.
Nhìn chung, nhập khẩu dược phẩm từ phần lớn các thị trường 8 tháng đầu năm 2024 đều tăng về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2023.
Để giảm giá trị nhập khẩu dược phẩm, thúc đẩy sản xuất ngành dược trong nước phát triển, Bộ Y tế, Việt Nam đang chú trọng nâng cao năng lực nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sản xuất thuốc mới, đẩy mạnh phát triển dược lâm sàng, tăng cường giám sát sử dụng thuốc an toàn, hợp lý... hướng tới trở thành trung tâm khoa học, đổi mới sáng tạo y tế mới trong khu vực.
Trong Chiến lược Quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam đến 2023 và tầm nhìn đến năm 2045 đang chú trọng nâng cao năng lực nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sẵn có để sản xuất thuốc biệt dược gốc, thuốc có dạng bào chế mới, hiện đại, hướng tới trở thành trung tâm sản xuất gia công, tiếp nhận chuyển giao công nghệ các thuốc biệt dược gốc của khu vực ASEAN.
Đến năm 2030, 100% thuốc được cung ứng chủ động, kịp thời cho nhu cầu phòng bệnh, chữa bệnh; đảm bảo an ninh thuốc, đáp ứng yêu cầu quốc phòng, an ninh, phòng, chống dịch bệnh, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, sự cố y tế công cộng và các nhu cầu cấp bách khác về thuốc.
Thuốc sản xuất trong nước phấn đấu đáp ứng khoảng 80% nhu cầu sử dụng và 70% giá trị thị trường; tiếp tục phấn đấu đạt mục tiêu sản xuất được 20% nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất thuốc trong nước...
Xem thêm: Tư vấn xây dựng nhà máy sản xuất dược phẩm tiêu chuẩn GMP
|
Kim ngạch nhập khẩu dược phẩm tháng 8/2024 đạt 349,63 triệu USD, giảm 10,9% so với tháng 7/2024. Ảnh: MH |
Các thị trường lớn cung cấp dược phẩm cho Việt Nam trong 8 tháng năm nay là Pháp, Mỹ, Đức, Ấn Độ; trong đó nhập khẩu nhập khẩu nhiều nhất từ thị trường Pháp, đạt 365,21 triệu USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2023, chiếm 13,3% trong tổng kim ngạch nhập khẩu nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước; tiếp theo là thị trường Mỹ đạt 294,31 triệu USD, tăng 17,7% so với cùng kỳ, chiếm 10,7% tỷ trọng; thị trường Đức đạt trên 241,87 triệu USD, tăng 19,2% so với 8 tháng năm 2023, chiếm 8,8% tỷ trọng; thị trường Ấn Độ đạt trên 220,78 triệu USD, tăng 36,4% so với cùng năm trước, chiếm 8% tỷ trọng.
Nhập khẩu từ thị trường Italia tăng 43% so với cùng kỳ, đạt 189,28 triệu USD, chiếm 6,9% tỷ trọng. Nhập khẩu từ thị trường Ireland đạt 133,165 triệu USD, tăng 36,02% so với cùng năm 2023, chiếm 4,85% tỷ trọng.
Nhìn chung, nhập khẩu dược phẩm từ phần lớn các thị trường 8 tháng đầu năm 2024 đều tăng về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2023.
|
Nhập khẩu dược phẩm 8 tháng năm 2024. Nguồn: Số liệu của Tổng cục Hải quanT |
Để giảm giá trị nhập khẩu dược phẩm, thúc đẩy sản xuất ngành dược trong nước phát triển, Bộ Y tế, Việt Nam đang chú trọng nâng cao năng lực nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sản xuất thuốc mới, đẩy mạnh phát triển dược lâm sàng, tăng cường giám sát sử dụng thuốc an toàn, hợp lý... hướng tới trở thành trung tâm khoa học, đổi mới sáng tạo y tế mới trong khu vực.
Trong Chiến lược Quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam đến 2023 và tầm nhìn đến năm 2045 đang chú trọng nâng cao năng lực nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sẵn có để sản xuất thuốc biệt dược gốc, thuốc có dạng bào chế mới, hiện đại, hướng tới trở thành trung tâm sản xuất gia công, tiếp nhận chuyển giao công nghệ các thuốc biệt dược gốc của khu vực ASEAN.
Đến năm 2030, 100% thuốc được cung ứng chủ động, kịp thời cho nhu cầu phòng bệnh, chữa bệnh; đảm bảo an ninh thuốc, đáp ứng yêu cầu quốc phòng, an ninh, phòng, chống dịch bệnh, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, sự cố y tế công cộng và các nhu cầu cấp bách khác về thuốc.
Thuốc sản xuất trong nước phấn đấu đáp ứng khoảng 80% nhu cầu sử dụng và 70% giá trị thị trường; tiếp tục phấn đấu đạt mục tiêu sản xuất được 20% nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất thuốc trong nước...
Xem thêm: Tư vấn xây dựng nhà máy sản xuất dược phẩm tiêu chuẩn GMP