Vì sao chuyển giao Khu CNC Hòa Lạc về Hà Nội?

Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Thế Duy cho biết, việc chuyển giao Khu công nghệ cao (CNC) Hòa Lạc có thể giúp giải quyết những khó khăn về giao thông, phát triển đô thị quanh Hòa Lạc. Bộ Khoa học và Công nghệ mong muốn đây tiếp tục là nơi phát triển công nghệ lõi của Việt Nam thay vì lấp đầy thành khu công nghiệp công nghệ cao.
Theo ông Nguyễn Thành Long, Chánh Văn phòng Bộ Khoa học và Công nghệ, trong 3 tháng đầu năm 2023, Bộ Khoa học và Công nghệ đã phối hợp chặt chẽ với UBND thành phố Hà Nội và các bộ ngành liên quan xây dựng, hoàn thiện Đề án chuyển giao Khu Công nghệ cao Hòa Lạc về Hà Nội. Dự kiến trong quý II, Bộ sẽ trình Chính phủ Quyết định phê duyệt Đề án chuyển giao Khu CNC Hòa Lạc về Hà Nội.
Về lộ trình chuyển giao, theo ông Trần Đắc Trung, Phó Giám đốc Ban Quản lý Khu CNC Hòa Lạc, trong dự thảo đề án, Bộ Khoa học và Công nghệ đã phân tích, đánh giá tác động của việc chuyển giao, từ cơ chế chính sách, nguồn lực đầu tư đến con người. Từ đó đề xuất Chính phủ xem xét để quyết định thời gian chuyển giao phù hợp nhất.
Chia sẻ về lý do chuyển giao Khu CNC Hòa Lạc về Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Thế Duy cho biết, theo thông lệ quốc tế, Việt Nam hướng đến việc xây dựng và phát triển các khu công nghệ cao, bắt đầu bằng Khu CNC Hòa Lạc, sau đó là Khu CNC TPHCM, Đà Nẵng. Hiện nay một số tỉnh bắt đầu nghiên cứu thành lập đề án hình thành khu công nghệ cao.
Vì sao chuyển giao Khu CNC Hòa Lạc về Hà Nội? ảnh 1
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Thế Duy chia sẻ về Khu CNC Hòa Lạc.

Thứ trưởng Duy cho biết, khu công nghệ cao có nhiều mô hình trên thế giới như mô hình châu Á (Trung Quốc, Nhật Bản), mô hình Châu Âu (như Đức, Hà Lan). Mỗi khu CNC có mục tiêu, định hướng, cách làm khác nhau. Ví dụ khu CNC của Trung Quốc hướng tới mục tiêu thu hút doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ cao trong một số nhóm sản phẩm, gắn sâu với phát triển ngành công nghiệp nào đó, chẳng hạn như vi mạch. Với mô hình của Đức, khu CNC gắn với Viện hàn lâm của Đông Đức, theo mô hình làm sao đưa nghiên cứu của viện hàn lâm nhanh chóng thành sản phẩm thị trường, hình thành doanh nghiệp KHCN công nghệ cao. Với mô hình đó thì tỷ lệ lấp đầy rất chậm.

Với Khu CNC Hòa Lạc, Thứ trưởng Duy cho biết, mô hình khu công nghệ cao Hòa Lạc định hướng trở thành khu công nghệ lõi, tập trung phát triển khoa học lõi, thu hút nhiều viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu chứ không phải tập trung nhanh chóng lấp đầy bằng thu hút doanh nghiệp FDI. Với định hướng này, khu CNC sẽ trở thành tiềm lực cho sự phát triển của Hà Nội. “Nếu phát triển theo mô hình khu công nghiệp công nghệ cao thì tỷ lệ lấp đầy sẽ rất nhanh, thu hút nguồn lực lớn nhưng bão hòa sẽ rất nhanh. Việc phát triển theo định hướng khu công nghệ lõi sẽ giúp tạo dư địa, tiềm lực phát triển của Hà Nội”, Thứ trưởng Bùi Thế Duy nói.

Vì sao chuyển giao Khu CNC Hòa Lạc về Hà Nội? ảnh 2
Khu CNC Hòa Lạc sẽ được chuyển giao về UBND thành phố Hà Nội trong thời gian tới.

Thứ trưởng cũng cho biết thêm, sự phát triển của Hòa Lạc trong những năm qua gặp nhiều khó khăn, trong đó mất thời gian dài thực hiện giải phóng mặt bằng. Ngoài ra, vấn đề phát triển giao thông, đô thị chưa tương xứng. “Chúng tôi tin rằng khi Hà Nội tiếp nhận khu công nghệ cao và giữ nguyên tinh thần phát triển công nghệ lõi thì sẽ có thêm giao thông, phát triển khu vực đô thị xung quanh. Hà Nội sẽ giải quyết được một số khó khăn thời gian qua”, Thứ trưởng Duy thông tin.

Lý do thứ hai, theo Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, giai đoạn đầu Việt Nam tập trung phát triển 1-2 khu công nghệ cao. Lúc đó TPHCM năng động, nguồn lực tốt nên xây dựng được. Với Khu CNC Hòa Lạc, Bộ Khoa học và Công nghệ triển khai. Việt Nam vừa làm vừa hoàn thiện thế chế. Đến nay các địa phương đã có kinh nghiệm. Bộ Khoa học và Công nghệ được Chính phủ giao nhiệm vụ mới là thúc đẩy phát triển các khu công nghệ cao trên cả nước. Dự kiến trong quý II/2023, Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ trình Chính phủ Nghị định quy định về khu công nghệ cao.
Thứ trưởng Duy cho biết, khu công nghệ cao có nhiều mô hình trên thế giới như mô hình châu Á (Trung Quốc, Nhật Bản), mô hình Châu Âu (như Đức, Hà Lan). Mỗi khu CNC có mục tiêu, định hướng, cách làm khác nhau. Ví dụ khu CNC của Trung Quốc hướng tới mục tiêu thu hút doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ cao trong một số nhóm sản phẩm, gắn sâu với phát triển ngành công nghiệp nào đó, chẳng hạn như vi mạch. Với mô hình của Đức, khu CNC gắn với Viện hàn lâm của Đông Đức, theo mô hình làm sao đưa nghiên cứu của viện hàn lâm nhanh chóng thành sản phẩm thị trường, hình thành doanh nghiệp KHCN công nghệ cao. Với mô hình đó thì tỷ lệ lấp đầy rất chậm.
Thứ trưởng cũng cho biết thêm, sự phát triển của Hòa Lạc trong những năm qua gặp nhiều khó khăn, trong đó mất thời gian dài thực hiện giải phóng mặt bằng. Ngoài ra, vấn đề phát triển giao thông, đô thị chưa tương xứng. “Chúng tôi tin rằng khi Hà Nội tiếp nhận khu công nghệ cao và giữ nguyên tinh thần phát triển công nghệ lõi thì sẽ có thêm giao thông, phát triển khu vực đô thị xung quanh. Hà Nội sẽ giải quyết được một số khó khăn thời gian qua”, Thứ trưởng Duy thông tin.
Lý do thứ hai, theo Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, giai đoạn đầu Việt Nam tập trung phát triển 1-2 khu công nghệ cao. Lúc đó TPHCM năng động, nguồn lực tốt nên xây dựng được. Với Khu CNC Hòa Lạc, Bộ Khoa học và Công nghệ triển khai. Việt Nam vừa làm vừa hoàn thiện thế chế. Đến nay các địa phương đã có kinh nghiệm. Bộ Khoa học và Công nghệ được Chính phủ giao nhiệm vụ mới là thúc đẩy phát triển các khu công nghệ cao trên cả nước. Dự kiến trong quý II/2023, Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ trình Chính phủ Nghị định quy định về khu công nghệ cao.
 

Bên trên Bottom