Triển vọng ngành dược phẩm 2022: Nhu cầu thuốc và xây dựng nhà máy dược phẩm GMP tăng mạnh trở lại

kimdung

Member
Tham gia
16/4/21
Bài viết
520
Điểm tương tác
3
Dựa trên số liệu đấu thầu thuốc của Cục Quản lý Dược Việt Nam và nhận định của các công ty dược niêm yết, cho thấy tổng doanh thu của ngành dược phẩm Việt Nam năm 2021 giảm 6% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên chúng tôi ước tính chi tiêu y tế trong nước sẽ trở lại mức bình thường trong năm 2022 cùng với nhu cầu đầu tư xây dựng nhà máy dược, nâng cấp nhà máy dược đạt chuẩn GMP ngày càng tăng cao.

thi-truong-duoc-pham-2022.png


Điểm nhấn của ngành trong năm 2021

thi-truong-duoc-pham-2022%20(2).png
• Doanh thu dược phẩm giảm sút do giãn cách xã hội kéo dài trong đợt bùng dịch thứ 3 và thứ 4 tại Việt Nam. Dựa trên số liệu đấu thầu thuốc của Cục Quản lý Dược Việt Nam và nhận định của các công ty dược niêm yết, cho thấy tổng doanh thu của ngành dược phẩm Việt Nam năm 2021 giảm 6% so với cùng kỳ, trong đó doanh thu từ các cửa hàng thuốc bán lẻ chỉ tăng +2% so với cùng kỳ và doanh thu tại kênh bệnh viện giảm -14% so với cùng kỳ. Việc áp dụng giãn cách xã hội nghiêm ngặt tại các tỉnh thành, đặc biệt là khu vực miền Nam, đã gây ra sự gián đoạn trong hoạt động cung ứng và phân phối của các công ty dược phẩm. Trong khi đó, nhiều bệnh viện bị buộc phải chuyển đổi thành trung tâm điều trị Covid, khiến doanh thu đấu thầu thuốc giảm mạnh, trong khi kênh bệnh viện hiện chiếm tới hơn 60% nhu cầu dược phẩm.
• Một năm khó khăn đối với các bệnh viện Việt Nam khi số lượng bệnh nhân điều trị Covid tăng nhanh. Trong năm 2021, các đơn vị chăm sóc đặc biệt (ICU) thường xuyên trong tình trạng quá tải, thiếu hụt một lượng lớn bác sĩ có chuyên môn cao, trong khi việc điều trị các bệnh nhân Covid hầu hết đang phải miễn phí hoặc tính mức phí tương đối thấp. Tuy nhiên, một số bệnh viện vẫn được hưởng lợi khá tốt nhờ doanh thu gia tăng từ dịch vụ xét nghiệm Covid trong giai đoạn bùng phát dịch, đặc biệt là đối với các bệnh viện đã ký hợp đồng với khách hàng là các khu công nghiệp lớn với nhu cầu xét nghiệm thường xuyên cho cán bộ nhân viên.
• Rất ít công ty dược phẩm trong nước được hưởng lợi từ vắc xin hoặc thuốc điều trị Covid: Mặc dù nhiều doanh nghiệp dược trong nước thông báo được Chính phủ chấp thuận cho phép nhập khẩu vắc xin, hiện tại mới chỉ có VNVC là đơn vị duy nhất ngoài Bộ Y tế thực hiện hoạt động này, lý do vì thủ tục nhập khẩu vắc xin tương đối phức tạp. Trong khi đó, hoạt động sản xuất và nhập khẩu thuốc điều trị Covid được kiểm soát chặt chẽ bởi chính phủ và mới chỉ một số ít đơn vị tư nhân được phép tham gia, chẳng hạn như Stellapharm (công ty FDI do Stada sở hữu), hiện là đơn vị duy nhất trong nước sản xuất Molnupiravir (một loại thuốc đặc trị Covid chính). Tuy nhiên, chính phủ cũng đang bắt đầu cho phép nhiều công ty dược phẩm khác trong nước đăng ký sản xuất thuốc điều trị Covid dựa trên bản quyền thuốc được nhượng lại gần đây từ Pfizer và MSD.

Xem chi tiết báo cáo tại đây: https://gmp.com.vn/trien-vong-nganh...ha-may-duoc-pham-gmp-tang-manh-tro-lai-n.html
 

Bên trên Bottom