“Các vi phạm quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe đang rất phổ biến trên mạng xã hội và các website có máy chủ đặt tại nước ngoài. Cơ quan chức năng thậm chí không xác định được được chủ thể quảng cáo, không có cơ sở để xử lý, không xử lý được”.
Theo PGS.TS Nguyễn Thanh Phong - Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, hiện nay hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong quản lý quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe tương đối đầy đủ và chặt chẽ; hành lang pháp lý xử lý vi phạm cũng đã cụ thể, có tính răn đe cao; ý thức chấp hành của nhiều tổ chức, cá nhân cơ bản được nâng cao. Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất đang diễn ra trên “thương trường trực tuyến” hiện nay là các vi phạm về quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe tràn lan trên zalo, facebook, youtube, các website.
Đại diện Bộ Y tế kiến nghị ngành công thương cần tăng cường quản lý các sàn giao dịch thương mại điện tử (TMĐT), quản lý các công ty bán hàng đa cấp là thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
Theo PGS.TS Nguyễn Thanh Phong - Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, hiện nay hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong quản lý quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe tương đối đầy đủ và chặt chẽ; hành lang pháp lý xử lý vi phạm cũng đã cụ thể, có tính răn đe cao; ý thức chấp hành của nhiều tổ chức, cá nhân cơ bản được nâng cao. Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất đang diễn ra trên “thương trường trực tuyến” hiện nay là các vi phạm về quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe tràn lan trên zalo, facebook, youtube, các website.
Đại diện Bộ Y tế kiến nghị ngành công thương cần tăng cường quản lý các sàn giao dịch thương mại điện tử (TMĐT), quản lý các công ty bán hàng đa cấp là thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
Các vi phạm quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe đang rất phổ biến trên mạng xã hội (Ảnh minh họa: KT)
Khẳng định thực tế, zalo, facebook, youtube và nhiều website có chủ thể đặt máy chủ tại nước ngoài là thách thức với cơ quan quản lý. Nhiều sàn giao dịch thương mại điện tử trong nước cũng chưa có biện pháp kỹ thuật để quản lý nội dung quảng cáo, bán hàng thực phẩm bảo vệ sức khỏe, bà Nguyễn Thị Minh Huyền, Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế, Bộ Công Thương cho biết, Cục có sự phối hợp tích cực với Cục an toàn thực phẩm, Bộ y tế. Chúng tôi cũng đã căn cứ vào thông tin từ cục An toàn thực phẩm gửi sang, chúng tôi đã tiến hành xử lý và yêu cầu các gian hàng cũng như các Sàn TMĐT tháo gỡ và xử lý các vi phạm. Cập nhật đến nay, các website, các ứng dụng TMĐT đã rà soát và gỡ bỏ trên 200 gian hàng và trên 500 sản phẩm vi phạm.
“Số lượng xử lý vi phạm khá lớn. Chúng tôi cũng đã có nhiều khuyến cáo với người tiêu dùng khi mua sản phẩm qua mạng, nhưng còn chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn với hoạt động này, đặc biệt là với mặt hàng bảo vệ sức khoẻ”, bà Nguyễn Thị Minh Huyền thông tin.
Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, đại diện Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số đề xuất tăng cường phối hợp liên ngành – đặc biệt giữa Tổng cục Quản lý thị trường, cơ quan Công an, Bộ Y tế, “cần tăng cường rà soát, trao đổi và cung cấp thông tin liên quan... về các đối tượng lợi dụng các website và ứng dụng thương mại điện tử để kinh doanh hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm. Đồng thời, nâng cao năng lực thực thi pháp luật về thương mại điện tử như đào tạo cho các cán bộ làm công tác thực thi pháp luật, công tác quản lý Nhà nước để hiểu và xử lý vi phạm. Đặc biệt, đẩy mạnh tuyên truyền, cảnh báo và phổ biến chính sách pháp luật nhằm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng”./.
“Số lượng xử lý vi phạm khá lớn. Chúng tôi cũng đã có nhiều khuyến cáo với người tiêu dùng khi mua sản phẩm qua mạng, nhưng còn chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn với hoạt động này, đặc biệt là với mặt hàng bảo vệ sức khoẻ”, bà Nguyễn Thị Minh Huyền thông tin.
Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, đại diện Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số đề xuất tăng cường phối hợp liên ngành – đặc biệt giữa Tổng cục Quản lý thị trường, cơ quan Công an, Bộ Y tế, “cần tăng cường rà soát, trao đổi và cung cấp thông tin liên quan... về các đối tượng lợi dụng các website và ứng dụng thương mại điện tử để kinh doanh hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm. Đồng thời, nâng cao năng lực thực thi pháp luật về thương mại điện tử như đào tạo cho các cán bộ làm công tác thực thi pháp luật, công tác quản lý Nhà nước để hiểu và xử lý vi phạm. Đặc biệt, đẩy mạnh tuyên truyền, cảnh báo và phổ biến chính sách pháp luật nhằm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng”./.
Thu Trang/VOV1