Top 10 công ty Dược phẩm uy tín năm 2023 và triển vọng ngành năm 2024

Thành Trần

Member
Tham gia
5/7/22
Bài viết
42
Điểm tương tác
0
Ngày 28/11/2023, Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) chính thức công bố Top 10 Công ty Dược uy tín năm 2023.

Top 10 Công ty Dược uy tín được xây dựng dựa trên nguyên tắc khoa học và khách quan. Các công ty được đánh giá, xếp hạng dựa trên 3 tiêu chí chính: (1) Năng lực tài chính thể hiện trên báo cáo tài chính năm gần nhất; (2) Uy tín truyền thông được đánh giá bằng phương pháp Media Coding - mã hóa các bài viết về công ty trên các kênh truyền thông có ảnh hưởng; (3) Khảo sát các đối tượng liên quan được thực hiện trong tháng 10-11/2023.

1. Danh sách 1: Top 10 Công ty sản xuất dược phẩm uy tín năm 2023

A1.png

2. Danh sách 2: Top 10 Công ty phân phối, kinh doanh dược phẩm, trang thiết bị, vật tư y tế Việt Nam uy tín năm 2023

XojegEu.png

3. Danh sách 3: Top 5 Công ty Đông dược Việt Nam uy tín năm 2023

A2.png

“Sức đề kháng” của ngành dược trong bối cảnh kinh tế tăng trưởng chậm

Nhìn lại chặng đường từ đầu năm đến nay, sau khi ghi nhận kết quả kinh doanh đầy khởi sắc trong 6 tháng đầu, sức cầu thấp trên diện rộng đã khiến đà tăng trưởng của ngành dược giảm tốc trong quý III và chứng kiến lợi nhuận phân hóa giữa các doanh nghiệp. So với kết quả khảo sát của Vietnam Report cách đây một năm, tỷ lệ số doanh nghiệp ngành dược tăng trưởng về doanh thu có sự sụt giảm trong khi ở chiều ngược lại, 26,3% số doanh nghiệp trong ngành ghi nhận doanh thu kém hơn cùng kỳ (+12,0% so với năm 2022). Tuy nhiên, xét chung 10 tháng đầu năm 2023, gam màu tích cực vẫn đóng vai trò chủ đạo trong kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành, với đa số doanh nghiệp dược ổn định và duy trì nhịp tăng trưởng về doanh thu (73,7% số doanh nghiệp) và về lợi nhuận (78,9% số doanh nghiệp). Nhìn chung, với vị thế là một ngành thiết yếu, ít chịu ảnh hưởng từ những “rung lắc” của thị trường và sự suy giảm của kinh tế, trong bối cảnh ảm đạm của đa số lĩnh vực từ đầu năm đến nay, ngành dược dù không hoàn toàn “miễn dịch” song vẫn là điểm sáng trong bức tranh toàn cảnh.

A3.png

Triển vọng trong năm 2024 và những năm tiếp theo

Theo dự báo của Tổ chức IQVIA, ngành dược phẩm Việt Nam sẽ đạt tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) về doanh thu khoảng 8% trong giai đoạn 2019-2023. Trong khi đó, theo đánh giá của các chuyên gia và doanh nghiệp tham gia khảo sát của Vietnam Report, trong những tháng còn lại năm 2023, ngành dược vẫn đối mặt không ít thách thức, đặc biệt là kênh OTC sẽ gặp nhiều rào cản trong việc duy trì tăng trưởng do tình hình phục hồi kinh tế vẫn chậm và chưa thể cải thiện trong ngắn hạn.

Mặc dù đưa ra lưu ý cần theo dõi sát sao tốc độ chuyển trạng thái của nền kinh tế và nguy cơ gia tăng chi phí đầu vào do diễn biến của các cuộc xung đột trên thế giới song nhìn chung, đa số doanh nghiệp vẫn đưa ra góc nhìn lạc quan về triển vọng của cả bản thân doanh nghiệp, ngành và nền kinh tế vào năm 2024. Đặc biệt, theo kết quả khảo sát các doanh nghiệp, ngành dược nhiều khả năng sẽ phục hồi trước nhịp phục hồi của nền kinh tế và tình hình sẽ có những cải thiện đáng kể trong quý IV năm sau.

A9.png

Về tầm nhìn dài hạn, Việt Nam được các tổ chức đánh giá là một trong những thị trường “dược phẩm mới nổi” - một nhóm các quốc gia có tỷ lệ thâm nhập dược phẩm tương đối thấp và tiềm năng tăng trưởng cao. Với dư địa phát triển lớn, ngành dược đang đón nhận những cơ hội quan trọng để thay đổi toàn diện và bứt phá trở thành một trong những trụ cột kinh tế. Trong đó, một số điểm sáng để kỳ vọng được chỉ ra, bao gồm:

Thứ nhất, quy mô dân số lớn, tốc độ già hóa nhanh, mức sống và trình độ dân trí ngày càng cải thiện: Một trong những nền móng cho tiềm năng phát triển của thị trường dược Việt Nam đến từ quy mô dân số lớn - trên 100 triệu dân và đang trong quá trình già hóa nhanh, nhu cầu nhu cầu được chăm sóc và điều trị bằng thuốc và dược phẩm ngày càng cao hơn và chi tiêu cho dược phẩm đang trên đà tăng trưởng mạnh. Theo Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam sẽ trở thành nước có dân số già vào năm 2038 với tỷ lệ người 60 tuổi trở lên đạt trên 20%. Thậm chí, đến năm 2049, tỷ lệ người cao tuổi sẽ chiếm khoảng 25% dân số. Mặt khác, dù mức tiêu thụ dược phẩm bình quân đầu người của Việt Nam vẫn còn thấp so với các nước, song mức thu nhập của người dân đang có những cải thiện và nhận thức của người dân trong việc chăm sóc sức khỏe ngày càng cao, nhất là kể từ sau đại dịch Covid-19. Đây là những yếu tố góp phần khiến mức độ sẵn sàng chi trả cho các dịch vụ y tế tăng lên, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ngành dược.

Thứ hai, cơ hội các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (FTA) mà Việt Nam đã ký kết: là động lực tăng trưởng của ngành dược trong thời gian tới, khi tạo điều kiện cho các doanh nghiệp dược phẩm mở rộng thị trường xuất khẩu, phát triển mạng lưới phân phối, tiếp cận thêm vốn, công nghệ và nguồn nhân lực chất lượng cao hướng tới các dòng sản phẩm đạt tiêu chuẩn cao hơn chẳng hạn như EU-GMP. Doanh nghiệp dược có thể tận dụng các ưu đãi về thuế quan theo các hiệp định như hiệp định thương mại tự do EU-Việt Nam (EVFTA),... để có thể tiếp cận dễ dàng hơn các thị trường quốc tế. Đồng thời, các FTA thường đi kèm với việc khuyến khích chia sẻ kiến thức và công nghệ, cũng như tạo điều kiện cho hợp tác nghiên cứu và phát triển giữa các quốc gia. Điều này có thể giúp ngành dược Việt Nam có cơ hội hợp tác với các đối tác quốc tế để nâng cao chất lượng sản phẩm, cũng như phát triển các sản phẩm và dịch vụ mới.

Thứ ba, các chính sách của Chính phủ và sự chủ động nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành: trong những năm qua, Chính phủ đã nỗ lực triển khai nhiều chính sách, cải cách mạnh mẽ môi trường đầu tư để “chạy đua” thu hút nguồn lực phát triển ngành công nghiệp dược. Điển hình là mới đây Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1165/QĐ-TTg về việc phê duyệt chiến lược quốc gia phát triển ngành dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 được coi là kim chỉ nam cho sự phát triển của ngành dược cũng như các doanh nghiệp trong ngành. Với những mục tiêu cụ thể để góp phần tăng tính tự chủ, từng bước làm chủ công nghệ, phấn đấu đưa Việt Nam trở thành trung tâm sản xuất dược phẩm giá trị cao trong khu vực. Bên cạnh đó, một động lực quan trọng tiên quyết đến triển vọng của ngành dược trong những năm tới đến từ sự linh hoạt, chủ động nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, nhanh nhạy nắm bắt các xu thế mới của doanh nghiệp trong ngành. Việc không ngừng cải thiện, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chất lượng sản phẩm, ứng dụng ngày càng nhiều dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo trong nghiên cứu, vận hành sản xuất, tiếp thị cũng như các động thái triển khai liên kết với các đối tác, đặc biệt là đối tác nước ngoài để có thể nâng nhanh quy mô tổng vốn, tài sản và tận dụng năng lực công nghệ sản xuất, kinh nghiệm của họ được kỳ vọng sẽ đẩy nhanh tốc độ phát triển của ngành này.

GMPc Việt Nam là đối tác đáng uy tín hàng đầu Việt Nam tư vấn xây dựng nhà máy sản xuất dược phẩm tiêu chuẩn GMP. Với đội ngũ kỹ sư và chuyên gia hàng đầu, chúng tôi cam kết mang lại những giải pháp hiệu quả và an toàn nhất cho nhà máy của bạn.

- Kinh Nghiệm Đa Dạng: Với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, GMPc Việt Nam đã thực hiện thành công nhiều dự án xây dựng nhà xưởng cho các tổ chức y tế, nhà thuốc, và các đối tác trong lĩnh vực dược phẩm…

- Dịch Vụ Toàn Diện: GMPc Việt Nam không chỉ cung cấp giải pháp thiết kế và xây dựng, mà còn hỗ trợ quy trình kiểm định và đào tạo để đảm bảo rằng nhân viên của bạn có đủ kiến thức về việc quản lý nhà máy theo tiêu chuẩn.

- Cam kết đạt chứng nhận GMP: GMPc Việt Nam cam kết đồng hành cùng chủ đầu tư từ giai đoạn hình thành ý tưởng đến khi nhà máy đạt chứng nhận và đi vào vận hành.

Quý khách có nhu cầu tư vấn GMP về nhà máy sản xuất dược phẩm có thể gửi mail cho chúng tôi qua Email: contact@gmp.com.vn hoặc gọi đến Hotline CEO: 0982.866.668 để được tư vấn và giải đáp mọi vấn đề của quý khách!

Xem thêm:
Danh sách dự án nhà máy dược phẩm tư vấn bởi GMPc Việt Nam
Tư vấn xây dựng nhà máy dược phẩm tiêu chuẩn cao EU GMP
 

Bên trên Bottom