Tổng quan ngành dược phẩm Việt Nam 2023 và hướng phát triển cho các doanh nghiệp dược phẩm

Năm 2023, ngành dược phẩm Việt Nam chứng kiến sự phát triển đáng kể, với nhiều thay đổi và tiến bộ. Các doanh nghiệp dược phẩm trong nước đã nỗ lực nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường đồng thời sự chú trọng đầu tư hệ thống nhà máy đáp ứng các tiêu chuẩn cao về GMP. Mặc dù có thị trường tốt, ngành sản xuất dược phẩm Việt Nam vẫn còn gặp phải nhiều khó khăn. Khó khăn này đến cả từ cạnh tranh trong ngành, cạnh tranh với các nước khác và sự phát triển công nghệ. Vậy hướng đi nào cho các doanh nghiệp dược phẩm phát triển?

1. Bức tranh ngành dược phẩm Việt Nam 2023

Ngành dược phẩm Việt Nam đang có những bước phát triển mạnh mẽ, với tốc độ tăng trưởng trung bình đạt khoảng 10%/năm trong giai đoạn 2016-2022. Theo báo cáo tổng hợp, thị trường dược phẩm Việt Nam đang được định giá khoảng 6,2 – 6,4 tỷ USD/năm. Thị trường dược phẩm Việt Nam còn được dự báo sẽ đạt 16,1 tỷ USD vào năm 2026.Theo báo cáo của VIRAC, tính chung trong quý 1 năm 2023, chỉ số sản xuất công nghiệp của nhóm ngành này đạt mức tăng trưởng gần 7% so với cùng kỳ năm trước.

Thị trường phân phối dược phẩm

Thị trường dược phẩm Việt Nam được phân thành hai kênh chính là kênh bệnh viện (ETC) và kênh bán lẻ (OTC). Kênh ETC chiếm khoảng 60% thị phần, với tốc độ tăng trưởng trung bình đạt khoảng 12%/năm. Kênh OTC chiếm khoảng 40% thị phần, với tốc độ tăng trưởng trung bình đạt khoảng 8%/năm.

Thị trường sản xuất dược phẩm

Tính đến năm 2023, Việt Nam có khoảng 51 doanh nghiệp sản xuất dược phẩm có vốn đầu tư nước ngoài và 228 doanh nghiệp sản xuất dược phẩm trong nước. Trong đó, có 18 doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn GMP cao như EU, PICs, JAPAN, TCA. 3 cơ sở có dây chuyền đạt PIC/S-GMP: Fresenius Kabi Bidiphar (HSA Singapore); Korea United (Hàn Quốc).

Xem thêm: [Cập nhật 2023]: Top 10 công ty dược phẩm uy tín năm 2023

Nhập khẩu - xuất khẩu dược phẩm

Tính đến hết năm 2022, Việt Nam nhập khẩu khoảng 9,4 tỷ USD dược phẩm các loại, trong đó có 6,7 tỷ USD nguyên liệu dược và 2,7 tỷ USD thuốc thành phẩm. Xuất khẩu dược phẩm của Việt Nam đạt khoảng 1,1 tỷ USD, chủ yếu là thuốc thành phẩm.
Những con số trên cho thấy ngành sản xuất dược phẩm Việt Nam thực sự đã có bước tiến khá dài. Các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm đầu tư hơn, đạt được các tiêu chuẩn thực hành sản xuất cao hơn. Hơn nữa, hệ thống phân phối dược phẩm tại Việt Nam tương đối phát triển. Đặc biệt, hệ thống nhà thuốc đang phát triển rộng khắp trên cả nước.

2. Mục tiêu và giải pháp phát triển ngành Dược Việt Nam

Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 đưa ra mục tiêu chung là: Phát triển ngành Dược Việt Nam ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực, đảm bảo tiếp cận thuốc cho người dân với mức chi phí hợp lý; nâng cao năng lực nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sẵn có để sản xuất thuốc biệt dược gốc, thuốc có dạng bào chế mới, hiện đại, hướng tới trở thành trung tâm sản xuất gia công/chuyển giao công nghệ các thuốc biệt dược gốc của khu vực ASEAN, phấn đấu phát triển nền công nghiệp dược trong nước đạt cấp độ 4 theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới (WHO); phát triển dược liệu, thuốc và các sản phẩm từ nguồn dược liệu trong nước thành lĩnh vực sản xuất hàng hóa có chất lượng và giá trị cao; đẩy mạnh sản xuất nguyên liệu làm thuốc; tối ưu hóa việc sử dụng thuốc.

bgn00YK.png

Mục tiêu cụ thể đến năm 2030: 100% thuốc được cung ứng chủ động, kịp thời cho nhu cầu phòng bệnh, chữa bệnh; thuốc sản xuất trong nước đáp ứng khoảng 80% nhu cầu sử dụng và 70% giá trị thị trường; tiếp nhận chuyển giao công nghệ, gia công có phối hợp chuyển giao công nghệ sản xuất ít nhất 100 thuốc biệt dược gốc, vắc xin, sinh phẩm bao gồm cả sinh phẩm tương tự và một số thuốc mà Việt Nam chưa sản xuất được; xây dựng được 08 vùng khai thác bền vững dược liệu tự nhiên và 2-5 vùng trồng sản xuất dược liệu quy mô lớn, phục tráng, nhập nội, di thực, phát triển được 10-15 loài cây dược liệu có nguồn gốc nhập khẩu số lượng lớn, 100% nguyên liệu dược liệu được tiêu chuẩn hóa (cao chiết, tinh dầu, bột dược liệu) phục vụ sản xuất thuốc trong nước; đạt chứng nhận mức độ 3 trở lên của WHO về năng lực của cơ quan quản lý nhà nước đối với thuốc hóa dược, duy trì và nâng cao chứng nhận của WHO về năng lực của cơ quan quản lý nhà nước đối với vắc xin…

3. Chiến lược phát triển ngành dược Việt Nam

Chiến lược đưa ra định hướng đến năm 2045: thuốc sản xuất trong nước đáp ứng nhu cầu sử dụng trong nước và nâng cao giá trị xuất khẩu, hội nhập sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu; chủ động sản xuất được các thuốc chuyên khoa đặc trị, thuốc mới, thuốc biệt dược gốc, vắc xin, sinh phẩm và nguyên liệu làm thuốc; có thuốc biệt dược gốc từ nguồn dược liệu trong nước được nghiên cứu, sản xuất và đăng ký bản quyền. Phấn đấu tổng giá trị ngành công nghiệp dược đóng góp vào GDP trên 20 tỷ USD. Hệ thống kiểm nghiệm, phân phối thuốc, công tác dược lâm sàng, thông tin thuốc và cảnh giác dược đạt trình độ tương đương các nước tiên tiến trên thế giới.
Để đạt được mục tiêu nêu trên, Chiến lược đã đưa ra nhóm các giải pháp cụ thể: 1) Tiếp tục hoàn thiện về thể chế, pháp luật; 2) Quy hoạch; 3) Đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng cường liên kết, tham gia chuỗi giá trị trong ngành dược; 4) Nâng cao năng lực quản lý, kiểm soát thị trường thuốc, nguyên liệu làm thuốc; 5) Đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả; 6) Khoa học công nghệ, nhân lực và đào tạo; 7) Thúc đẩy hợp tác quốc tế; 8) Ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ 4.0 gắn với triển khai ứng dụng trí tuệ nhân tạo và chuyển đổi số để hiện đại hóa ngành dược; 9) Đẩy mạnh thông tin, truyền thông.

4. Hướng đi nào cho các doanh nghiệp dược phẩm?

Với thị trường tiêu thụ sẵn có, các doanh nghiệp sản xuất dược tại Việt Nam cần nâng cao khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài.
Hướng đi thứ nhất cho các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm: Đi trước đón đầu công nghệ:
Đến nay khi nhu cầu thuốc điều trị thiết yếu, thông thường cơ bản được bảo đảm. Vì vậy, ngành dược cần tập trung nguồn lực vào các khâu khó hơn của ngành dược. Ví dụ như nghiên cứu, thử nghiệm, phát triển, sản xuất những loại thuốc chuyên khoa, đặc trị, thuốc hiếm, thuốc phát minh…Điều này sẽ giúp các doanh nghiệp giảm phụ thuộc vào các sản phẩm thuốc từ nước ngoài.

hhAnddm.png

Công nghệ tiên tiến luôn là chìa khóa khi muốn phát triển và nâng cao sức cạnh tranh. Vì thế, các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm cần áp dụng học và công nghệ tiên tiến vào sản xuất. Tuy nhiên, áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất là một việc tương đối khó khăn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Vì thế các doanh nghiệp lớn đầu ngành cần tiên phong trong việc phát triển, áp dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất.

Tận dụng tiềm năng, thế mạnh sẵn có

Mặt khác, các doanh nghiệp cần áp dụng công nghệ để khai thác hết thế mạnh vốn có của nước ta. Đó là nguồn dược liệu phong phú, nguồn nhân lực chất lượng cao trong nước. Để nâng thứ hạng của ngành dược Việt Nam trên bản đồ thế giới, các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm phải “đi tắt, đón đầu” công nghệ và phát huy được hết năng lực của ngành dược. Đặc biệt cần đẩy mạnh trong đầu tư nghiên cứu, thử nghiệm, phát triển các loại thuốc sinh học, thuốc phát minh….

Xem thêm: Chương trình phát triển kinh tế dược liệu ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Giảm tình trạng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp bằng cách phân chia nhóm ngành

Thị phần thuốc dạng Generic vốn đã nhỏ cộng thêm nhiều doanh nghiệp cùng sản xuất dẫn đến sự cạnh tranh khốc liệt. Điều này dẫn tới tình trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp kém hiệu quả. Chính điều này làm các doanh nghiệp Việt Nam thiếu sức cạnh tranh với các doanh nghiệp trên thế giới.
Vì thế, cần phân chia mỗi doanh nghiệp sản xuất dược phẩm một ngách sản phẩm khác nhau. Điều này sẽ làm giảm cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước, đồng thời đa dạng sản phẩm. Làm được điều này, ngành sản xuất dược Việt Nam sẽ có thêm năng lực cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài.

Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực dược phẩm

Hợp tác quốc tế là cơ hội để các doanh nghiệp dược phẩm Việt Nam tiếp cận với công nghệ tiên tiến, mở rộng thị trường xuất khẩu và nâng cao năng lực cạnh tranh. Các doanh nghiệp cần chủ động tìm kiếm cơ hội hợp tác với các đối tác nước ngoài trong các lĩnh vực như:
- Mua bán, chuyển giao công nghệ.
- Liên doanh, liên kết sản xuất.
- Xuất khẩu, nhập khẩu dược phẩm.

Gia tăng tính cạnh tranh nhờ đáp ứng các tiêu chuẩn sản xuất cao

Một trong những điều thiết yếu để gia tăng tính cạnh tranh là đảm bảo chất lượng sản phẩm. Trước tiên, các nhà máy cần đạt các tiêu chuẩn sản xuất. Đáp ứng tiêu chuẩn càng cao thì doanh nghiệp càng uy tín, chất lượng. Các tiêu chuẩn tại Việt Nam hiện nay gồm có GMP WHO/ PICS/ JAPAN /EU. Tuy nhiên, việc tự mình thực hiện việc này có thể gặp nhiều khó khăn và tốn kém thời gian, chi phí.
Để hỗ trợ các doanh nghiệp dược phẩm, Công ty cổ phần GMPc Việt Nam – Đơn vị dẫn đầu tư vấn xây dựng nhà máy GMP, bao gồm:

1. Lập báo cáo dự án đầu tư nhà máy dược phẩm
2. Tư vấn công nghệ và thiết bị
3. Thiết kế bản vẽ thi công chi tiết
4. Quản lý dự án, giám sát thi công
5. Đào tạo, hướng dẫn thực hành GMP
6. Xây dựng hồ sơ tài liệu GMP WHO/ GMP EU/ GMP PIC/s
7. Nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận GMP

Xem thêm: Quy trình đầu tư xây dựng nhà máy dược phẩm GMP

Nhìn chung, ngành dược phẩm Việt Nam đang có những bước phát triển mạnh mẽ, với tốc độ tăng trưởng cao trong những năm gần đây. Các doanh nghiệp cần chủ động nắm bắt các xu hướng mới của thị trường, như chuyển đổi số, phát triển dược liệu, thuốc sinh học, đầu tư xây dựng nhà máy dược phẩm tiêu chuẩn cao... để có thể cạnh tranh hiệu quả.

Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm và chuyên môn cao, GMPc cam kết mang đến cho các doanh nghiệp dược phẩm dịch vụ tư vấn chất lượng, giúp doanh nghiệp đạt được các tiêu chuẩn GMP một cách nhanh chóng và hiệu quả. Nếu doanh nghiệp dược phẩm của bạn đang có nhu cầu tư vấn về các tiêu chuẩn GMP, vui lòng liên hệ với GMPc để được tư vấn chi tiết.
 

Đính kèm

  • Thị trường ngành dược năm 2023 - Copy.jpg
    Thị trường ngành dược năm 2023 - Copy.jpg
    74.6 KB · Xem: 96

Bên trên Bottom