Tổng hợp kiến thức chi tiết từ A-Z về Phòng sạch ngành dược phẩm

Minh Duy

Moderator
Tham gia
21/2/22
Bài viết
250
Điểm tương tác
1
Dược phẩm là sản phẩm có vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người, do đó việc sản xuất và bảo quản dược phẩm trong môi trường vô trùng là vô cùng cần thiết. Phòng sạch dược phẩm là giải pháp giúp kiểm soát tối đa các yếu tố và tác nhân gây ô nhiễm, giúp sản xuất và bảo quản dược phẩm an toàn, hiệu quả. Hãy cùng tìm hiểu về phòng sạch ngành dược phẩm qua bài viết tổng hợp dưới đây.

I. Khái quát về phòng sạch dược phẩm
1. Định nghĩa và vai trò của phòng sạch trong ngành dược phẩm


Phòng sạch là một không gian được kiểm soát chặt chẽ về các yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ ẩm, áp suất, và đặc biệt là số lượng các hạt bụi, vi khuẩn, vi sinh vật,... Phòng sạch được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó ngành dược phẩm là một trong những lĩnh vực sử dụng phòng sạch phổ biến nhất.
Trong ngành dược phẩm, phòng sạch được sử dụng để sản xuất và bảo quản các sản phẩm dược phẩm, bao gồm thuốc, vắc-xin, dược mỹ phẩm,... Phòng sạch giúp ngăn ngừa ô nhiễm từ môi trường bên ngoài, đảm bảo chất lượng của các sản phẩm dược phẩm.

Phòng sạch ngành dược phẩm được phân loại dựa trên mức độ sạch của không khí, được ký hiệu bằng chữ "Class" và một số sau đó. Ví dụ, phòng sạch Class 1000 có nghĩa là trong 1m3 không khí chỉ có tối đa 1000 hạt có kích thước lớn hơn hoặc bằng 0,5 micron.

2. Tầm quan trọng của việc duy trì môi trường sạch trong sản xuất dược phẩm
Việc duy trì môi trường sạch trong sản xuất dược phẩm là vô cùng quan trọng, bởi các sản phẩm dược phẩm có thể bị ảnh hưởng bởi các tác nhân ô nhiễm từ môi trường bên ngoài, dẫn đến giảm chất lượng, thậm chí gây hại cho sức khỏe người sử dụng.
Các tác nhân ô nhiễm có thể ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm dược phẩm bao gồm:
- Bụi: Bụi có thể chứa các chất gây ô nhiễm hóa học, vi sinh vật,... có thể làm giảm tác dụng của thuốc, hoặc gây ra các phản ứng phụ cho người sử dụng.
- Vi khuẩn: Vi khuẩn có thể gây nhiễm khuẩn cho thuốc, làm giảm chất lượng và hiệu quả của thuốc.
- Vi rút: Vi rút có thể gây nhiễm khuẩn cho thuốc, hoặc biến đổi thuốc thành các chất độc hại.
- Nấm mốc: Nấm mốc có thể gây nhiễm khuẩn cho thuốc, hoặc biến đổi thuốc thành các chất độc hại.
Để đảm bảo chất lượng của các sản phẩm dược phẩm, cần phải duy trì môi trường sạch trong tất cả các giai đoạn sản xuất, từ khâu sản xuất nguyên liệu, sản xuất thành phẩm, cho đến khâu đóng gói, bảo quản.

II. Phân loại tiêu chuẩn áp dụng cho phòng sạch dược phẩm
1. Tiêu chuẩn phòng sạch là gì?

Tiêu chuẩn phòng sạch là tổng hợp tất cả các yêu cầu và các thông số kỹ thuật do bộ y tế ban hành, bộ chứng nhận chất lượng cung cấp để tạo nên phòng sạch đảm bảo chất lượng và thông số: độ ẩm, nhiệt độ, áp suất, kiểm soát lượng vi trùng theo mong muốn.
Tiêu chuẩn phòng sạch được phụ thuộc vào hàng lượng các hạt bụi trong không khí theo quy chuẩn nhất định.

2. Phân loại các tiêu chuẩn áp dụng cho phòng sạch
Từ năm 1963 đến nay trên thế giới có 3 tiêu chuẩn về phòng sạch. Tiêu chuẩn Federal – Standard 209 (FED-STD-209), tiêu chuẩn Federal – Standard – 209E (FED-STD-209E) và tiêu chuẩn ISO 14644-1. Tại Việt Nam chúng ta có TCVN 8664-1:2011 về độ bụi trong phòng sạch. Tiêu chuẩn này bản chất chính là tiêu chuẩn ISO 14644-1.

Tiêu chuẩn Federal Standard 209
Tiêu chuẩn này được đưa ra lần đầu vào năm 1963 sau đó liên tục được cải tiến và có tên gọi khác là 209A (1966), 209B (1973),… cuối cùng là 209E (1992).

Tiêu chuẩn Federal Standard 209E
Tiêu chuẩn này là phiên bản hoàn thiện của tiêu chuẩn (FED-STD-209) năm 1963. Tiêu chuẩn này xác định hàm lượng bụi lơ lửng trong không khí trên một foot khối. Đây là tiêu chuẩn được áp dụng nhiều trong xây dựng phòng sạch trước đây. Đến năm 2011 các nước ngoài Hoa Kỳ dần chuyển sang áp dụng tiêu chuẩn ISO 14644-1.

Tiêu chuẩn ISO 14644-1
Đây là tiêu chuẩn của tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế (ISO) quy định các tiêu chuẩn về phòng sạch tiêu chuẩn quốc tế. Tiêu chuẩn ISO 14644-1 được đưa ra vào năm 1999 có tên gọi “Phân loại độ sạch không khí”.
Hiện nay đa số các đơn vị đều sử dụng tiêu chuẩn ISO để xây dựng phòng sạch. Tuy nhiên vẫn sử dụng tiêu chuẩn FED-STD-209E khi cần thiết.
Ngoài 2 tiêu chuẩn được kể trên, đối với ngành đặc thù như ngành dược thì các nhà máy sản xuất dược phẩm phải áp dụng tiêu chuẩn GMP. Tiêu chuẩn GMP có những yêu cầu riêng biệt đối với phòng sạch. Chúng ta gọi đó là tiêu chuẩn phòng sạch GMP

Ur5twYT.png

Tiêu chuẩn phòng sạch GMP
Tiêu chuẩn này được ban hành bởi tổ chức Y tế thế giới WHO. Tiêu chuẩn này ra đời để định hướng phát triển ngành dược trên toàn thế giới. Các nhà sản xuất thuốc trên thế giới đề phải đạt tiêu chuẩn GMP WHO. Tiêu chuẩn này phổ biến và được áp dụng nhiều tại Việt Nam. Trong khi đó, các nhà máy cũng hướng tới xây dựng tiêu chuẩn GMP EU và tiêu chuẩn PIC/S GMP để tăng lợi thế khi đấu thầu vào nhà thuốc.

III. Các cấp độ sạch của phòng sạch Dược phẩm
Cấp độ sạch trong ngành sản xuất dược phẩm, thực phẩm chức năng được quy định và thiết lập phù hợp với từng công đoạn sản xuất (pha chế, đóng gói, dán nhãn …) và với từng dạng thuốc (viên nén, viên nang, dung dịch tiêm truyền, dung dịch nhỏ mắt…)
1. 4 cấp độ sạch trong nhà máy GMP
Để đạt được không khí sạch cấp độ A, B, C, D, cấp độ sạch chuẩn gmp, số lần trao đổi không khí cần phù hợp với kích thước phòng, với thiết bị và số nhân viên có mặt tại đó. Thông thường, số lần trao đổi không khí ở:
- Cấp độ D: 20 lần
- Cấp độ C: 30 lần
- Cấp độ B: 40 lần
- Cấp độ A: 60 lần
Màng lọc HEPA phải được tiến hành kiểm tra độ rò rỉ theo tiêu chuẩn ISO 146444-3, với tần suất khuyến cáo là 6 – 12 tháng một lần nhằm đảm bảo vật liệu lọc, khung và các mối nội bộ lọc không bị hở, rò rỉ.
4 cấp độ sạch trong nhà máy GMP (A, B, C, D) theo số lượng tối đa tiểu phân cho phép trong không khí

8KmPTm3.png

- Cấp độ A: Tương đương ISO 4.8 tính theo giới hạn tiểu phân kích thước ≥ 5.0µm. Cần sử dụng một hệ thống đo liên tục để theo dõi số lượng các tiểu phân ở vùng sạch cấp A.
- Cấp độ B: Tương đương ISO 5, là môi trường phụ cận cho khu vực có cấp độ A.
- Cấp độ C: Trạng thái nghỉ tương đương ISO 7, trạng thái hoạt động tương đương ISO 8.
- Cấp độ D: Cấp sạch có độ sạch thấp nhất.
Số lượng tiểu phân được xác định bằng cách sử dụng máy đếm tiểu phân trong không khí. Thể tích mẫu không được nhỏ hơn 1m3 và thời gian lấy mẫu tối thiểu là 1 phút.
Nên sử dụng máy đếm tiểu phân cầm được với ống lấy mẫu ngắn để xếp loại các cấp sạch để tránh sự thất thoát các tiểu phân có kích thước ≥5.0 µm.

4 cấp độ sạch trong nhà máy GMP (A, B, C, D) theo giới hạn tiểu phân
Các khu vực có cấp sạch A-D phải được kiểm soát độ sạch vi sinh trong trạng thái hoạt động. Khi các quy trình trong điều kiện vô trùng được tiến hành, phải thường xuyên tiến hành kiểm tra vi sinh với các phương pháp như: đặt đĩa thạch, lấy mẫu không khí, và lấy mẫu bề mặt (Ví dụ: phết và đĩa thạch tiếp xúc).

4 cấp sạch trong nhà máy GMP theo giới hạn nhiễm khuẩn
Phải đặt ra các giới hạn cảnh báo và giới hạn hành động thích hợp đối với các kết quả theo dõi tiểu phân và vi sinh vật. Nếu vượt qua các giới hạn này, các quy trình thao tác cần phải mô tả các hành động khắc phục.

2. Các cấp độ sạch trong sản xuất thuốc vô trùng
– Cấp độ A: Khu vực cục bộ cho các thao tác có nguy cơ cao, như đóng lọ và làm kín vô trùng. (Được tạo bởi hệ thống thổi không khí một chiều, với tốc độ 0,36 – 0,54 m/s tại vị trí xác định dưới 15 – 30 cm so với lọc cuối cùng hoặc hệ thống phân phối khí)
– Cấp độ B: Trong pha chế và đóng lọ vô trùng tiệt khuẩn giai đoạn cuối, cấp độ này là môi trường nền cho khu vực có cấp độ A.
– Cấp độ C và D: Khu vực sạch để thực hiện các công đoạn ít quan trọng hơn trong quá trình sản xuất sản phẩm vô trùng hoặc tiến hành các công đoạn trong đó sản phẩm không trực tiếp bị phơi nhiễm.
4 cấp độ trong nhà máy GMP cần được xây dựng và xác định chính xác là vô cùng quan trọng trong sản xuất thuốc. Giúp đảm bảo sản phẩm đạt chất lượng và an toàn với người sử dụng, bất cứ sai sót nào cũng có thể làm giảm chất lượng của sản phẩm tạo thành.

Xem chi tiết tại đây: Thiết bị phòng sạch là gì? Tổng hợp chi tiết các loại thiết bị phòng sạch phổ biến nhất

Qua bài viết trên GMPc Việt Nam đã tổng hợp lại những điều cần biết về tiêu chuẩn phòng sạch dược phẩm, các cấp độ phòng sạch cũng như cấu trúc, thiết bị trong phòng sạch. Các yếu tố này rất quan trọng cho việc thiết kế phòng sạch của bạn. Mong rằng chúng tôi có thể giúp Quý khách hiểu hơn về phòng sạch, từ đó tạo cho mình phòng sạch phù hợp nhất. Nếu Quý khách cần tư vấn, hỗ trợ thêm về phòng sạch ngành dược phẩm hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp.
 

Đính kèm

  • Phòng sạch dược phẩm.jpg
    Phòng sạch dược phẩm.jpg
    155.3 KB · Xem: 40

Bên trên Bottom