- Tham gia
- 13/4/21
- Bài viết
- 420
- Điểm tương tác
- 9
Bộ trưởng Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 42/2017/TT-BYT về Danh mục dược liệu độc làm thuốc. Thông tư này quy định nguyên tắc xây dựng, tiêu chí lựa chọn dược liệu độc làm thuốc; Danh mục dược liệu độc làm thuốc và trách nhiệm thi hành.
Nguyên tắc xây dựng Danh mục dược liệu độc làm thuốc: Bảo đảm an toàn cho người sử dụng; bảo đảm việc tiếp cận thuốc, dược liệu kịp thời cho người sử dụng; phù hợp với thực tế sử dụng, cung ứng dược liệu của Việt Nam; hòa hợp với các nguyên tắc, quy định trong phân loại dược liệu độc làm thuốc của các nước trong khu vực và trên thế giới; phù hợp với các tài liệu y văn về sử dụng dược liệu, kinh nghiệm sử dụng dược liệu độc làm thuốc, cơ sở dữ liệu về dược liệu độc trên thế giới, các bài báo được đăng tải trên các tạp chí khoa học và các tài liệu khác có liên quan.Tiêu chí lựa chọn dược liệu vào Danh mục dược liệu độc làm thuốc: Dược liệu đáp ứng các tiêu chí sau xem xét lựa chọn đưa vào Danh mục dược liệu độc làm thuốc: Dược liệu được sử dụng làm thuốc có độc tính cao gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tính mạng người sử dụng; dược liệu trong quá trình sử dụng có thể gây ra phản ứng có hại nghiêm trọng đã được biết hoặc được Tổ chức Y tế thế giới, cơ quan quản lý có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài khuyến cáo có thể gây ra phản ứng có hại nghiêm trọng; dược liệu dùng làm thuốc cần phải chú ý đến cách sử dụng, kiểm soát chặt chẽ liều dùng, đối tượng dùng và phải được chế biến theo quy trình nghiêm ngặt, đúng kỹ thuật; dược liệu có phạm vi liều dùng hẹp, phải thận trọng khi dùng, có ảnh hưởng đến việc chẩn đoán và điều trị bệnh cần phải theo dõi lâm sàng; được chỉ định trong điều trị nhất thiết phải có tư vấn và theo dõi của thầy thuốc.
Ban hành kèm theo Thông tư “Danh mục dược liệu độc làm thuốc” bao gồm: Danh mục dược liệu độc nguồn gốc thực vật; Danh mục dược liệu độc nguồn gốc động vật;Danh mục dược liệu độc nguồn gốc khoáng vật.
Danh mục dược liệu độc làm thuốc là cơ sở để cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền thực hiện quy định về quản lý đối với dược liệu độc trong kinh doanh, đăng ký, ghi nhãn, kê đơn, cấp phát, chế biến, bảo quản, sử dụng, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và các hoạt động khác có liên quan.
>> Xem thêm: Tài liệu, văn bản pháp quy ngành mỹ phẩm, thực phẩm BVSK
Quý khách vui lòng đăng ký hoặc đăng nhập để xem bảng phụ lục danh mục dược liệu tại đây
Đính kèm
Chỉnh sửa lần cuối: