Quy định thủ tục đăng ký, kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất thuốc thú y đạt tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP)

Phong Ho

Member
Tham gia
11/10/22
Bài viết
44
Điểm tương tác
0
Trong bối cảnh mở cửa và hội nhập kinh tế, việc đảm bảo an toàn thực phẩm và y tế cho động vật đã trở thành một ưu tiên quan trọng. Thuốc thú y, như một phần không thể thiếu của ngành chăn nuôi và y tế động vật, đóng góp quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và nâng cao hiệu suất sản xuất.

Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng và tính an toàn của các sản phẩm thuốc thú y, việc duy trì và tuân thủ tiêu chuẩn Thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP) là điều cần thiết. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về quy định, thủ tục đăng ký, kiểm tra và chứng nhận cơ sở sản xuất thuốc thú y theo tiêu chuẩn GMP, nhằm đảm bảo rằng những sản phẩm này được sản xuất và cung cấp với chất lượng cao nhất, đồng thời đảm bảo an toàn cho cả người sử dụng và môi trường.

I. Những khái niệm cơ bản về đăng ký kiểm tra GMP

ZKwiPdi.png

1. GMP là chữ viết tắt bằng tiếng Anh của Good Manufacturing Practice – Thực hành tốt sản xuất thuốc, bao gồm những nguyên tắc chung, những quy định, hướng dẫn các nội dung cơ bản về điều kiện sản xuất, áp dụng cho các cơ sở sản xuất dược phẩm, mỹ phẩm… nhằm đảm bảo sản phẩm đạt chất lượng và an toàn.

2. GMP-WHO là bộ tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất thuốc do Tổ Chức y tế
thế giới ban hành, bao gồm Thực hành tốt sản xuất thuốc (Good Manufacturing Practice - GMP), Thực hành tốt kiểm nghiệm thuốc (Good Laboratory Practice- GLP), Thực hành tốt bảo quản thuốc (Good Store Practice - GSP).

3. GMP-ASEAN là bộ tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất thuốc do Hiệp hội các nước Đông Nam Á ban hành năm 1996 áp dụng cho sản xuất dược phẩm.

4. Một số từ viết tắt
- HVAC (heating-ventilation-air conditioning: nhiệt - thông gió - điều hòa không khí): Hệ thống xử lý không khí
- AHU (Air handing Unit): Thiết bị xử lý không khí.
- SOP ( Standard Operating Procedure): Quy trình thao tác chuẩn.

II. Lộ trình áp dụng tiêu chuẩn GMP thuốc thú y

1. Cơ sở sản xuất thuốc thú y phải đạt tiêu chuẩn GMP


qW9poPe.png

2. Lộ trình triển khai áp dụng GMP

a) Đối với dây chuyền sản xuất các loại thuốc tiêm hoặc thuốc uống dạng dung dịch: đến ngày 31/12/2010. Đến thời hạn này, nếu không có chứng chỉ GMP, các sản phẩm đã sản xuất chỉ được lưu hành đến 31/12/2012.

b) Đối với dây chuyền sản xuất các loại thuốc bột cho uống hoặc trộn thức ăn: đến ngày 31/12/2012. Đến thời hạn này, nếu không có chứng chỉ GMP, các sản phẩm đã sản xuất chỉ được lưu hành đến 31/12/2013.

c) Đối với dây chuyền sản xuất thuốc bột pha tiêm: đến ngày 31/12/2012. Đến thời hạn này, nếu không có chứng chỉ GMP, các sản phẩm đã sản xuất chỉ được lưu hành đến 31/12/2014.

d) Đối với dây chuyền sản xuất vắc xin: đến ngày 31/12/2014. Đến thời hạn này, nếu không có chứng chỉ GMP, các sản phẩm đã sản xuất chỉ được lưu hành đến 31/12/2015.

III. Hình thức, thẩm quyền kiểm tra và cấp giấy chứng nhận GMP

1. Hình thức kiểm tra


- Kiểm tra lần đầu được thực hiện tại cơ sở sản xuất thuốc thú y lần đầu tiên đăng ký để được kiểm tra và chứng nhận GMP, hoặc cơ sở có Giấy chứng nhận GMP bị thu hồi có nhu cầu chứng nhận lại.

- Kiểm tra đột xuất được thực hiện khi phát hiện cơ sở sản xuất thuốc thú y có dấu hiệu vi phạm nguyên tắc GMP hoặc khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước các cấp.

- Tái kiểm tra GMP thực hiện khi Giấy chứng nhận GMP hết hạn.

DULvjWP.png

2. Thẩm quyền kiểm tra và cấp giấy chứng nhận

- Cục Thú y chịu trách nhiệm tiếp nhận, thẩm định hồ sơ đăng ký kiểm tra GMP, thành lập đoàn kiểm tra, tiến hành kiểm tra và cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn GMP cho cơ sở sau khi kiểm tra đạt yêu cầu.

- Thành phần đoàn kiểm tra GMP do Cục Trưởng Cục Thú y quyết định, gồm các chuyên gia có kinh nghiệm về GMP trong và ngoài ngành.

IV. Thủ tục, hồ sơ đăng ký tái kiểm tra GMP

Kmz73qS.png

03 tháng trước khi giấy chứng nhận GMP hết hạn, cơ sở sản xuất phải chuẩn bị và gửi 03 bộ hồ sơ đăng ký tái kiểm tra GMP về Cục Thú y. Hồ sơ bao gồm:

a) Đơn đăng ký tái kiểm tra GMP (Phụ lục 01);
b) Những thay đổi của cơ sở trong 02 năm triển khai GMP;
c) Báo cáo khắc phục các tồn tại trong kiểm tra lần trước;
d) Báo cáo về huấn luyện, đào tạo của cơ sở;
đ) Báo cáo hoạt động của cơ sở trong 02 năm;
e) Danh mục thiết bị hiện có của nhà máy;
g) Danh mục các mặt hàng đang sản xuất;
h) Danh mục các SOP;
i) Giấy xác nhận, hoặc biên bản nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy của cơ quan có thẩm quyền nơi đặt cơ sở sản xuất;
k) Báo cáo đánh giá tác động môi trường được cơ quan quản lý nhà nước về môi trường phê duyệt;
l) Biên bản tự thanh tra và đánh giá của cơ sở trong đợt tự thanh tra gần nhất (trong vòng 03 tháng) về triển khai GMP.

Xem thêm: Tư vấn xin tái đánh giá, tái kiểm tra GMP nhà máy sản xuất thuốc thú y
 

Đính kèm

  • Quy định thủ tục đăng ký, kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất thuốc thú y đạt tiêu chuẩn thực ...jpg
    Quy định thủ tục đăng ký, kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất thuốc thú y đạt tiêu chuẩn thực ...jpg
    98.9 KB · Xem: 114

Bên trên Bottom