Phân phối Dược phẩm, chiến lược nào cho thị trường toàn những ông lớn về công nghệ?

kimdung

Member
Tham gia
16/4/21
Bài viết
520
Điểm tương tác
3

Cuối tháng 12/2017, Thế giới Di động (MWB) mở nhà thuốc An Khang chính thức đánh dấu sự tham gia của mình vào lĩnh vực Dược phẩm. Đây chỉ là một trong nhiều biểu hiện cho thấy sự tham gia của các “Ông” lớn Công nghệ vào thị trường Dược phẩm đầy tiềm năng khi trước đó là FPT Retail hay Digital World và sắp tới là Nguyễn Kim. Có lẽ chưa ngành nào nhận được sự quan tâm cùng lúc nhiều như vậy của các công ty chuyên cung cấp các sản phẩm công nghệ.​

Dù không có kinh nghiệm về một lĩnh vực đầy đặc thù nhưng nhờ nguồn nội lực mạnh cùng khả năng xây dựng kênh phân phối, các doanh nghiệp công nghệ đều đầy tự tin có thể khai thác được thị trường 5,2 tỷ USD vốn đang không có một thủ lĩnh. Điều này gợi nhớ lại khi Thế giới di động nhảy vào thị trường bán lẻ điện thoại, lúc đó thị trường manh mún, không có trật tự, cuộc chơi dường như chỉ có FPT “một mình một chợ”. Và chỉ sau một thời gian ngắn, MWB đã vươn lên chiếm tới 40% thị phần thiết bị di động.

Liệu lịch sử trong ngành bán lẻ điện thoại có lặp lại với ngành Dược phẩm? Lỗ hổng của các doanh nghiệp Dược hiện nay là gì? Làm cách nào để nâng cao sức cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường trong năm 2018?

Củng cố sức mạnh thông qua hệ thống phân phối bán lẻ

Một trong những điểm yếu của các doanh nghiệp Dược Việt Nam nằm ở khâu phân phối sản phẩm. Hiện nay phần lớn các doanh nghiệp vẫn phụ thuộc vào hệ thống bán buôn – dù việc bán hàng sẽ nhẹ nhàng hơn (vì chỉ giao cho một số đầu mối đảm nhiệm việc phân phối) nhưng tính lệ thuộc rất cao và dễ tạo ra những cơn sốt giá ảo khiến khách hàng quay lưng. Nếu mối quan hệ với nhà phân phối có trục trặc, việc kinh doanh sẽ ngay lập tức gián đoạn. Chính vì vậy, các doanh nghiệp cần liên tục thay đổi chiến lược đưa sản phẩm ra thị trường.

Mở rộng kênh OTC: Việc chuyển dịch từ kênh bán hàng ETC (đấu thầu thuốc tại bệnh viện) sang kênh OTC (bán hàng trực tiếp qua nhà thuốc) cần được chú trọng nhiều hơn. Theo khảo sát của Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) về chiến lược của doanh nghiệp Dược Việt trong năm 2018 thì có 67% doanh nghiệp phản hồi sẽ phát triển, mở rộng kênh OTC. Đây là một tín hiệu tích cực cho thấy các doanh nghiệp đang dần quan tâm nhiều hơn tới 50.000 nhà thuốc bán lẻ ngoài thị trường (nắm giữ tới 95% thị phần).

Thực tế những doanh nghiệp Dược biết cách tận dụng kênh OTC luôn có tốc độ phát triển nhanh. Traphaco – doanh nghiệp Dược uy tín nhất Việt Nam năm 2017 (theo xếp hạng của Vietnam Report) từ vài năm trước đã phát triển hệ thống phân phối với 23.000 nhà thuốc từ Bắc đến Nam và khả năng kiểm soát giá bán đồng nhất trên toàn quốc. Đến nay, gần 80% doanh thu đến từ thị trường OTC nhờ vào hệ thống phân phối, đạt gần 1,3 nghìn tỷ đồng năm 2016. Hay Dược Hậu Giang cũng phát triển kênh phân phối xuống từng huyện xã, tận dụng tối đa từng cửa hàng thuốc nhằm mở rộng khả năng tiếp cận người tiêu dùng.

Phân phối Dược phẩm, chiến lược nào cho thị trường toàn những ông lớn về công nghệ?


Hợp tác phân phối sản phẩm với Chuỗi nhà thuốc GPP
: Thế giới di động tham gia thị trường Dược phẩm với mục tiêu xây dựng khoảng 500 nhà thuốc của riêng mình và mới đây đã khai trương cửa hàng đầu tiên mang tên An Khang (tên trước đó là Phúc An Khang). Đây là một chiến lược rất khôn ngoan bởi dù chỉ chiếm một thị phần rất nhỏ và người dân vẫn giữ thói quen mua thuốc tại cửa hàng truyền thống nhưng chắc chắn việc xây dựng chuỗi nhà thuốc GPP sẽ là xu hướng của tương lai. Bởi mức sống của người dân ngày càng tăng, tầng lớp người tiêu dùng mới (những người có hiểu biết về lĩnh vực sức khỏe nói chung và dược phẩm nói riêng) xuất hiện ngày càng nhiều; họ biết tìm những địa chỉ tin cậy để lắng nghe tư vấn về sức khỏe. Khi đấy chuỗi nhà thuốc với việc đáp ứng tiêu chuẩn về tư vấn, quản lý chất lượng sản phẩm sẽ có lợi thế cạnh tranh lớn hơn.

Thay vì chỉ tập trung vào việc mở rộng phân phối đến từng điểm bán lẻ thì việc xây dựng chuỗi nhà thuốc cần được quan tâm. Nó không chỉ phù hợp với nhu cầu thị trường mà còn có được sự hậu thuẫn, hỗ trợ từ chính phủ. Đối với những doanh nghiệp không có khả năng xây dựng chuỗi nhà thuốc riêng, hướng đi tốt nhất là hợp tác với những đơn vị phân phối thuốc trên thị trường như Phano, Pharmacy hay Vista. Đây đều là những tên tuổi hàng đầu khi sở hữu chuỗi nhà thuốc GPP chất lượng, tăng dần theo năm.

Phân phối thông qua Siêu thị thuốc: Đây là mô hình kinh doanh phổ biến tại Philipines, Mỹ, Canada kết hợp bán thuốc với các sản phẩm hóa dược, thiết bị y tế như hình thức siêu thị tự chọn. Dù mới chỉ có một số đơn vị như Mediacare, Guardian triển khai nhưng chắc chắn mô hình phân phối hiện đại này sẽ nở rộ trong tương lai. Mới đây nhất vào tháng 12/2017 Dược Trường Thọ bên cạnh kênh truyền thống cũng đã đẩy mạnh việc phân phối tới hệ thống Siêu thị thuốc Việt trên địa bàn Hà Nội nhằm tăng khả năng cạnh tranh trước việc có quá nhiều doanh nghiệp nhảy vào lĩnh vực này.

Phân phối Dược phẩm, chiến lược nào cho thị trường toàn những ông lớn về công nghệ?


Tuy nhiên, thách thức cho mô hình này là người Việt Nam chỉ quen mua thuốc lẻ, từng viên (mỗi loại 3 – 5 viên; không mua theo hộp) và cũng không có thói quen mua dược phẩm kết hợp mỹ phẩm. Vì vậy yếu tố quan trọng giúp thúc đẩy phát triển bán lẻ dược phẩm hiện đại nói chung và qua kênh siêu thị nói riêng là người tiêu dùng phải thay đổi nhận thức và thói quen. Đồng thời không phải thuốc nào cũng bán được trong siêu thị, sẽ chỉ cho phép bán các loại thuốc thông thường, không cần kê đơn như thuốc cảm, sổ mũi, vitamin…

Xây dựng đội ngũ trình dược viên kết nối với dược sĩ: Khác biệt hoàn toàn với FMCG, Dược phẩm là lĩnh vực có tính bất đối xứng thông tin rất cao giữa người cung cấp thuốc (bác sĩ, dược sĩ) và người sử dụng, nên tính lệ thuộc của bệnh nhân vào thầy thuốc rất cao. Nghĩa là họ không có quyền thương lượng trong giao dịch khám chữa bệnh của chính bản thân; chỉ biết ngày uống mấy lần, trước hay sau khi ăn. Vì vậy, bác sĩ và dược sĩ là người quyết định thuốc có được bán hay không, còn các mắt xích trong kênh phân phối chỉ làm nhiệm vụ trung gian đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Để được đối tượng này chiếu cố công ty dược cần phải có đội ngũ tiếp thị (trình dược viên) có khả năng giao tiếp cùng một khoản “trà nước” để gia tăng sức thuyết phục. Cũng cần nói rằng vai trò của trình dược viên là tích cực vì không có độ ngũ này cung cấp kiến thức mới về thuốc, bác sĩ cũng khó mà cập nhật nổi tình hình thay đổi nhanh chóng của công nghệ hóa dược
 

kimdung

Member
Tham gia
16/4/21
Bài viết
520
Điểm tương tác
3
Thị trường phân phối dược phẩm ngày càng cạnh tranh
 
C

CyharlesRoogs

Guest
Dating is a junket that encompasses the magic of good-natured coherence, live growth, and alluring discoveries. It is a dispose of toe which individuals search romantic possibilities, getting to be acquainted with each other on a deeper level. Dating allows people to appropriate experiences, market ideas, and fashion consequential connections.

In the monarchy of dating, a person encounters a diverse kind of emotions. There's the exhilaration of convention someone contemporary, the anticipation of a in the first place fixture, and the quivering of discovering garden interests and shared values. It is a time of vulnerability and self-discovery as individuals public themselves up to the plausibility of regard and companionship.

Serviceable communication lies at the will of dating, facilitating sympathy and connection between two people. It involves active listening, honest symbol, and empathy, creating a gap on veritable dialogue. From top to bottom communication, individuals can inquire their compatibility, interchange thoughts and dreams, and assemble a groundwork of trust.
 

Bên trên Bottom