Ông lớn trong chuỗi bán lẻ Dược phẩm đã chạy đua ra sao thời Covid?

kimdung

Member
Tham gia
16/4/21
Bài viết
537
Điểm tương tác
3
Theo số liệu thống kê từ hãng Nghiên cứu thị trường IBM, quy mô thị trường dược phẩm Việt Nam năm 2020 ở mức 7,14 tỷ USD, dự báo, độ lớn thị trường sẽ lên tới con 9,19 tỷ USD vào năm 2024 (Theo IBM Q4/2020), trong đó, quy mô kênh OTC chiếm lên đến 24.7% thị trường ngành. Vậy các ông lớn trong chuỗi bán lẻ Dược hiện nay chạy đua ra sao để “ăn chia” miếng bánh này?

tin-tuc-nganh-duoc-2021-2.jpg

1. Pharmacity
  • Được thành lập vào 11/2011, hiện là chuỗi dược phẩm lớn nhất cả nước
  • Tháng 2/2020: Gọi vốn thành công 32 triệu USD. Tuy nhiên, 6 tháng đầu năm 2020 Pharmacity ghi nhận số lỗ lên đến 194 tỷ đồng.
  • Tính đến hiện tại Pharmacity cho mình con số nhà thuốc ấn tượng với 554 cửa hàng trên toàn quốc (Cập nhật đến T5/2021)
  • Với mục tiêu 2021 với 1000 cửa hàng, có thể hiểu việc lỗ mạnh trong bối cảnh hiện nay với việc doanh nghiệp đang tăng tốc mở chuỗi cửa hàng để đạt mục tiêu

2. FPT Long Châu
  • Thành lập năm 2007, Long Châu đã dần trở thành nhà thuốc lớn mạnh tại khu vực HCM, song, với thương vụ M&A 2017 Long Châu đã dần trở thành “con bài” tăng trưởng của FPT Retail
  • Doanh nghiệp này đưa ra chiến lược cạnh tranh về giá khi không áp dụng chính sách giá thống nhất trên toàn hệ thống mà sẽ bán với giá rẻ hơn tại các tỉnh thành nơi người dân có thu nhập trung bình thấp
  • Thời điểm hiện tại, Long Châu xây dựng cho mình với 237 nhà thuốc, mở rộng hơn 130 cửa hàng so với cùng kỳ năm ngoái
  • Dù vậy, Lãnh đạo FPT Retail cho biết, khoản đầu tư vào Long Châu đang ở giai đoạn đầu, do đó chưa thể hòa vốn và kỳ vọng đến năm 2022 có thể hòa vốn cho chuỗi này

3. Phano
  • Được thành lập năm 2007, có thể nói Phano là thương hiệu tiên phong xây dựng mô hình chuỗi bán lẻ ngành Dược phẩm
  • Khác với 2 đối thủ phía trên, Phano “không sốt ruột” ồ ạt mở chuỗi, tính đến thời điểm hiện tại mới đánh dấu khoảng 70 chuỗi nhà thuốc trên hệ thống
  • Nguyên tắc của Phano là phải cảm thấy hòa vốn và có lời mới làm, không ưu tiên việc mở rộng thị trường bằng mọi giá
  • Song, Phano tích cực tấn công online, chuyển đổi số, kết hợp với Startup eDoctor, xây dựng website bán hàng riêng. Bước đầu, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bán hàng trực tuyến cho các tỉnh nhỏ lẻ mà có hệ thống. Có thể thấy, tận dụng tình thế Covid, xu hướng chuyển dịch online mạnh mẽ hơn nên Phano cũng chuyển dịch, chọn hướng đi khác với 2 đối thủ còn lại

4. An Khang
  • Tiền thân là chuỗi nhà thuốc Phúc An Khang thành lập năm 2006, đến 2017 MWG (Thế giới di động) mua lại và thay tên hơn 20 nhà thuốc thành An Khang
  • Hiện tại MWG đưa vào với 87 nhà thuốc trên hệ thống
  • Theo báo cáo hợp nhất Q1/2021, An Khang ghi nhận lỗ 2,96 tỷ đồng 3 tháng đầu năm 2021, lũy kế lỗ lên đến 12,2 tỷ
  • Có thể thấy MWG “chưa sẵn sàng” đầu tư trọng tâm cho mảng kinh doanh bán lẻ dược phẩm bởi quy mô nhỏ, thị trường phân mảnh và lãnh đạo MWG khẳng định còn “chưa thuận lợi” bởi nhiều rào cản thị trường

---
Nguồn: Tổng hợp
 

Bên trên Bottom