Lập dự án đầu tư là gì? Các loại hình lập dự án đầu tư trong xây dựng

Tham gia
7/7/21
Bài viết
55
Điểm tương tác
0
Lập dự án đầu tư chính là việc xây dựng và thực hiện trình bày một cách chi tiết có hệ thống về các hoạt động và các chi phí theo một kế hoạch nhằm để đạt được những kết quả và để thực hiện được những mục tiêu nhất định ở trong tương lai. Đối với người lập dự án đầu tư thì phải có trình độ và kiến thức chuyên môn sâu về kinh tế, về tài chính và về quản trị doanh nghiệp. Vậy lập dự án đầu tư là gì? Các dự án nào phải lập dự án đầu tư? Lập dự án đầu tư thực hiện như thế nào? Tất cả sẽ được GMPc trình bày trong bài viết dưới đây

I. Lập dự án đầu tư xây dựng là gì?

7rzmktW.png

Dự án đầu tư chính là tập hợp các đề xuất bỏ vốn trung hạn hoặc là dài hạn nhằm để tiến hành các hoạt động đầu tư kinh doanh trên một địa bàn cụ thể, trong một khoảng thời gian xác định.

Lập dự án đầu tư chính là việc xây dựng và thực hiện trình bày một cách chi tiết có hệ thống về các hoạt động và các chi phí theo một kế hoạch nhằm để đạt được những kết quả và để thực hiện được những mục tiêu nhất định ở trong tương lai.

Một dự án đầu tư hiệu quả cần đảm bảo những thông số sau:

- Tổng hợp và Hệ thống hóa tất cả nhu cầu, yêu cầu của Dự án
- Quy hoạch tổng thể mặt bằng & Thuyết minh các thông tin chính về Công nghệ, Kỹ thuật
- Lập Tổng Khái toán chi phí đầu tư
- Phân kì đầu tư và tiến độ thực hiện
- Phân tích và đánh giá hiệu quả, tính khả thi của dự án

Lập dự án đầu tư chính là một công việc có tính chất và quá trình khá phức tạp, đòi hỏi phải có một kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn cao. Đối với người lập dự án đầu tư thì phải có trình độ và kiến thức chuyên môn sâu về kinh tế, về tài chính và về quản trị doanh nghiệp.

II. Những dự án nào cần lập dự án đầu tư?

Căn cứ Mục 2 của Luật Đầu tư công 2019 có quy định về lập dự án đầu tư công, theo đó các dự án phải lập dự án đầu tư bao gồm:
– Đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia;
– Đầu tư chương trình đầu tư công do chính phủ quyết định chủ trương đầu tư;
– Đầu tư chương trình đầu tư công do Hội đồng nhân dân quyết định chủ trương đầu tư;
– Đầu tư dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài;
– Dự án đầu tư công khẩn cấp;

Căn cứ Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi bổ sung 2020 có quy định về lập dự án đầu tư xây dựng, theo Luật này thì các dự án phải lập dự án đầu tư bao gồm có:
– Khi đầu tư xây dựng;
– Dự án quan trọng của quốc gia;
– Dự án nhóm A có sử dụng vốn đầu tư công;
– Dự án PPP theo các quy định của pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư;
– Dự án mà thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội, của Thủ tướng Chính phủ theo các quy định của Luật Đầu tư mà phải lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng;
– Công trình xây dựng mà sử dụng cho mục đích tôn giáo;
– Công trình xây dựng có quy mô nhỏ và các công trình khác do Chính phủ quy định;

Căn cứ Nghị định 73/2019/NĐ-CP quy định quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng ngân sách thì sẽ lập dự án đầu tư khi dự án ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng ngân sách nhà nước thực hiện theo phương án thiết kế 01 bước.

III. Các loại lập dự án đầu tư trong lĩnh vực xây dựng

sdVjOp0.png

Tại khoản 26 Điều 3 Luật Xây dựng 2014 có quy định về lập dự án đầu tư xây dựng, theo đó lập dự án đầu tư xây dựng chính là việc lập về Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng (nếu có), lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng và tổ chức thực hiện các công việc cần thiết nhằm để chuẩn bị đầu tư xây dựng. Trong đó:

– Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng: chính là tài liệu trình bày những nội dung nghiên cứu sơ bộ về những sự cần thiết, về tính khả thi và về tính hiệu quả của việc đầu tư xây dựng và từ đó làm cơ sở quyết định hoặc cơ sở chấp thuận các chủ trương đầu tư xây dựng

– Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng: chính là tài liệu trình bày những nội dung nghiên cứu về những sự cần thiết, về mức độ khả thi và về hiệu quả của việc đầu tư xây dựng theo các phương án thiết kế cơ sở được lựa chọn để từ đó làm cơ sở xem xét, cơ sở quyết định đầu tư xây dựng.

– Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng: chính là tài liệu trình bày những nội dung về những sự cần thiết, về mức độ khả thi và về hiệu quả của việc đầu tư xây dựng theo các phương án thiết kế bản vẽ thi công xây dựng công trình có quy mô nhỏ để từ đó làm cơ sở xem xét, cơ sở quyết định đầu tư xây dựng.

Theo đó, ta có thể hiểu, trong một dự án đầu tư xây dựng thì sẽ phụ thuộc vào mức độ của dự án, yêu cầu của dự án, mục đích của dự án để chủ đầu tư lập dự án đầu tư xây dựng. Một dự án đầu tư xây dựng có thể chỉ cần lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc là có thể phải vừa lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng vừa phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc cũng có những dự án chỉ cần phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng, cũng có những dự án không phải lập dự án.

IV. Lập dự án đầu tư xây dựng thực hiện như thế nào?

t4B8YPF.png

Theo Điều 52 Luật Xây dựng 2014, được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 quy định lập dự án đầu tư xây dựng được thực hiện theo các yêu cầu sau:

1. Khi đầu tư xây dựng, chủ đầu tư hoặc cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án phải lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này. Nội dung Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng phải phù hợp với yêu cầu của từng loại dự án. Việc lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng phải tuân thủ quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Trước khi lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, việc lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng được quy định như sau:

a) Dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A sử dụng vốn đầu tư công; dự án PPP theo quy định của pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư; dự án thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ theo quy định của Luật Đầu tư phải lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng;

b) Đối với dự án không thuộc quy định tại điểm a khoản này, việc lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng do người quyết định đầu tư quyết định;

c) Trình tự lập, thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công, pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư và quy định khác của pháp luật có liên quan;

d) Nội dung Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng được thực hiện theo quy định tại Điều 53 của Luật này, trừ dự án PPP.

3. Dự án đầu tư xây dựng chỉ cần lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng trong các trường hợp sau:

a) Công trình xây dựng sử dụng cho mục đích tôn giáo;

b) Công trình xây dựng quy mô nhỏ và công trình khác do Chính phủ quy định.

4. Nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân khi xây dựng không phải lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.

Nếu Quý vị cần thêm thông tin khác về lập dự án đầu tư hoặc lập báo cáo đầu tư dự án xây dựng nhà máy có thể liên hệ với chúng tôi: GMPc Việt Nam, với 12 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất dược phâm, mỹ phẩm, thực phẩm,...chúng tôi tự tin đem đến cho Quý vị những giải pháp thiết thực và hoàn hảo.

Xem thêm:
Mẫu đề xuất đầu tư chi tiết nhất năm 2023
Tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng nhà máy gmp
Hồ sơ năng lực tư vấn GMPc Việt Nam
 

Đính kèm

  • lập dự án đầu tư xây dựng.jpg
    lập dự án đầu tư xây dựng.jpg
    190.6 KB · Xem: 56

Bên trên Bottom