Các nhà nghiên cứu phát hiện những hũ đựng mỹ phẩm có thành phần làm trắng da trong lăng mộ tầng lớp quý tộc tại Thiểm Tây, Trung Quốc.
Mỹ phẩm với công dụng làm trắng da đã tồn tại ít nhất 2.500 năm, phần lớn được ghi nhận là do người Hy Lạp cổ đại phát minh vào khoảng năm 500 TCN.
Tuy nhiên, nghiên cứu của Đại học Khoa học Trung Quốc (UCAS) và Học viện Khảo cổ Thiểm Tây được công bố trên Humanities and Social Sciences Communications vào đầu tháng 9, cho thấy các sản phẩm làm trắng da ở Trung Quốc còn có lịch sử lâu đời hơn, theo SCMP.
Các nhà khoa học ở Bắc Kinh và Tây An đã phân tích những chiếc bình nhỏ được tìm thấy ở Liangdaicun, địa điểm nổi tiếng với các lăng mộ của quý tộc từ triều đại nhà Chu (1050-221 TCN) tại tỉnh Thiểm Tây.
Thông qua nhiều quy trình phân tích hóa học, nhóm nghiên cứu đã tìm thấy bằng chứng về "chì tổng hợp", một hóa chất được sử dụng trong cả mỹ phẩm và sơn thời cổ đại.
Tuy nhiên, việc những chiếc hũ được sử dụng để đựng sơn là điều khó xảy ra vì sơn trắng pha chì xuất hiện rất muộn. Ngoài ra, khả năng tìm thấy sơn trong lăng mộ của giới thượng lưu Trung Quốc cũng khá thấp.
Các loại mỹ phẩm thời cổ đại không giống nhau nhưng xuất hiện gần như cùng một giai đoạn ở cả châu Á và phương Tây cho thấy khả năng giao thoa văn hóa.
Vì nước da trắng được coi là dấu hiệu của địa vị thượng lưu vào thời cổ đại, cả phụ nữ và đàn ông đều đã sử dụng những sản phẩm này, nghiên cứu cho biết.
Mỹ phẩm chứa chì với công dụng làm trắng da rất phổ biến vào thời kỳ Chiến Quốc (476-221 TCN). "Nỗi khao khát làn da trắng đã tạo ra nhu cầu rất lớn đối với các loại mỹ phẩm làm trắng, đặc biệt là trong tầng lớp quý tộc", các nhà nghiên cứu viết.
Ở cả Trung Quốc và Hy Lạp cổ đại, chì tổng hợp đều được sử dụng trong lĩnh vực làm đẹp, trước khi phổ biến với ngành nghệ thuật, chẳng hạn như tranh sơn dầu ở phương Tây hay tranh tường ở Trung Quốc.
Yang Yimin, giáo sư tại UCAS, nói thêm: "Mong muốn theo đuổi cái đẹp đã thúc đẩy sự phát triển của hóa học trong lịch sử loài người".
Mỹ phẩm làm trắng có chứa chì phổ biến vào cuối thế kỷ 20, cho đến khi được chứng minh có thể gây hại, liên quan đến một số loại bệnh và bị kiểm soát chặt chẽ hơn trên thị trường.
Mỹ phẩm với công dụng làm trắng da đã tồn tại ít nhất 2.500 năm, phần lớn được ghi nhận là do người Hy Lạp cổ đại phát minh vào khoảng năm 500 TCN.
Tuy nhiên, nghiên cứu của Đại học Khoa học Trung Quốc (UCAS) và Học viện Khảo cổ Thiểm Tây được công bố trên Humanities and Social Sciences Communications vào đầu tháng 9, cho thấy các sản phẩm làm trắng da ở Trung Quốc còn có lịch sử lâu đời hơn, theo SCMP.
Các nhà khoa học ở Bắc Kinh và Tây An đã phân tích những chiếc bình nhỏ được tìm thấy ở Liangdaicun, địa điểm nổi tiếng với các lăng mộ của quý tộc từ triều đại nhà Chu (1050-221 TCN) tại tỉnh Thiểm Tây.
|
Sản phẩm làm trắng được tìm thấy trong lăng mộ quý tộc ở Trung Quốc. Ảnh minh họa: Li Jianan. |
Thông qua nhiều quy trình phân tích hóa học, nhóm nghiên cứu đã tìm thấy bằng chứng về "chì tổng hợp", một hóa chất được sử dụng trong cả mỹ phẩm và sơn thời cổ đại.
Tuy nhiên, việc những chiếc hũ được sử dụng để đựng sơn là điều khó xảy ra vì sơn trắng pha chì xuất hiện rất muộn. Ngoài ra, khả năng tìm thấy sơn trong lăng mộ của giới thượng lưu Trung Quốc cũng khá thấp.
Các loại mỹ phẩm thời cổ đại không giống nhau nhưng xuất hiện gần như cùng một giai đoạn ở cả châu Á và phương Tây cho thấy khả năng giao thoa văn hóa.
Vì nước da trắng được coi là dấu hiệu của địa vị thượng lưu vào thời cổ đại, cả phụ nữ và đàn ông đều đã sử dụng những sản phẩm này, nghiên cứu cho biết.
Mỹ phẩm chứa chì với công dụng làm trắng da rất phổ biến vào thời kỳ Chiến Quốc (476-221 TCN). "Nỗi khao khát làn da trắng đã tạo ra nhu cầu rất lớn đối với các loại mỹ phẩm làm trắng, đặc biệt là trong tầng lớp quý tộc", các nhà nghiên cứu viết.
Ở cả Trung Quốc và Hy Lạp cổ đại, chì tổng hợp đều được sử dụng trong lĩnh vực làm đẹp, trước khi phổ biến với ngành nghệ thuật, chẳng hạn như tranh sơn dầu ở phương Tây hay tranh tường ở Trung Quốc.
Yang Yimin, giáo sư tại UCAS, nói thêm: "Mong muốn theo đuổi cái đẹp đã thúc đẩy sự phát triển của hóa học trong lịch sử loài người".
Mỹ phẩm làm trắng có chứa chì phổ biến vào cuối thế kỷ 20, cho đến khi được chứng minh có thể gây hại, liên quan đến một số loại bệnh và bị kiểm soát chặt chẽ hơn trên thị trường.