kimdung
Member
- Tham gia
- 16/4/21
- Bài viết
- 544
- Điểm tương tác
- 3
Mặc dù vẫn đối mặt với nhiều thách thức đáng kể, doanh nghiệp ngành dược vẫn đánh giá tích cực khả năng về đích của quý cuối năm 2024 và nhìn nhận khả quan về bức tranh tăng trưởng của ngành dược trong năm 2025.
Top 10 Công ty uy tín ngành Dược & Thiết bị y tế, Chăm sóc sức khỏe năm 2024 vừa được Công ty Cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) chính thức công bố với nhiều tên tuổi doanh nghiệp dẫn đầu ngành. Top 10 Công ty uy tín ngành Dược & Thiết bị y tế, Chăm sóc sức khỏe được xây dựng dựa trên nguyên tắc khoa học và khách quan. Các công ty được đánh giá, xếp hạng dựa trên 3 tiêu chí chính: (1) Năng lực tài chính thể hiện trên báo cáo tài chính năm gần nhất; (2) Uy tín truyền thông được đánh giá bằng phương pháp Media Coding - mã hóa các bài viết về công ty trên các kênh truyền thông có ảnh hưởng; (3) Khảo sát các đối tượng liên quan được thực hiện trong tháng 10-11/2024.
Top 10 Công ty Sản xuất dược phẩm uy tín năm 2024
Top 10 Công ty Phân phối dược phẩm uy tín năm 2024
Top 10 Công ty Thiết bị y tế, chăm sóc sức khỏe uy tín năm 2024
Top 5 Công ty Đông dược uy tín năm 2024
Cục diện thị trường và tầm nhìn dài hạn
Đóng vai trò cầu nối đảm bảo sự tiếp cận kịp thời và an toàn với các sản phẩm y tế, đưa tiến bộ y học và công nghệ tiên tiến đến với cộng đồng, lĩnh vực Dược phẩm & Thiết bị y tế, Chăm sóc sức khỏe là nhân tố trọng yếu cho sự phát triển toàn diện của quốc gia, không chỉ thúc đẩy nền kinh tế mà còn chăm sóc và bảo vệ tài sản cốt lõi của xã hội - sức khỏe con người.
Sau năm 2023 khởi sắc, đà tăng của ngành chậm lại trong 10 tháng đầu năm 2024, đặc biệt là ở quý I và II. Theo kết quả khảo sát của Vietnam Report, tỷ lệ doanh nghiệp chứng kiến kỳ kinh doanh đi lùi so với mức nền cao của năm trước ghi nhận sự gia tăng. Bức tranh doanh thu không biến động quá mạnh so với cùng kỳ năm 2023 song tỷ lệ doanh nghiệp sụt giảm về lợi nhuận lại tăng lên đáng kể (từ 21,1% lên 37,5%). Biến động giá nguyên liệu đầu vào, sức mua sụt giảm do bị giới hạn bởi xu hướng thắt chặt chi tiêu của người dân, một số sản phẩm hỗ trợ chống dịch chậm luân chuyển và sự cạnh tranh ngày càng gay gắt khiến thị trường nói chung có phần kém thuận lợi hơn trong những tháng đầu năm nay.
Kỳ vọng vào những chuyển biến tích cực hơn
Mặc dù vẫn đối mặt với nhiều thách thức đáng kể, những tháng cuối năm được kỳ vọng sẽ chứng kiến bức tranh khả quan hơn của các doanh nghiệp trong ngành. Nền kinh tế Việt Nam đang từng bước chuyển sang pha phục hồi với sự cải thiện rõ rệt ở nhiều chỉ số sẽ là nền tảng vững chắc hỗ trợ cho động lực tăng trưởng của ngành. Ngoài ra, theo chia sẻ của lãnh đạo doanh nghiệp, quý IV thường là quý có hoạt động kinh doanh sôi động nhất trong năm, đặc biệt, đối với lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, nhu cầu đối với các sản phẩm thường gia tăng do thời tiết giao mùa và một số dịch bệnh thường phát sinh vào giai đoạn này như dịch sốt xuất huyết, siêu vi, cảm cúm…
Sự lạc quan cũng được duy trì trong góc nhìn của doanh nghiệp về triển vọng năm 2025. Kết quả khảo sát của Vietnam Report cho thấy, 66,6% số doanh nghiệp đặt niềm tin vào sự phát triển của thị trường, chỉ 13,4% dự đoán sẽ đối mặt với nhiều thách thức hơn, trong khi 20,0% giữ quan điểm rằng thị trường sẽ duy trì trạng thái ổn định, không có nhiều biến động so với năm 2024.
Kênh phân phối thuốc ở các bệnh viện (ETC) vốn chiếm ưu thế trong doanh thu của ngành, được kỳ vọng sẽ tiếp tục duy trì và chứng kiến sự tăng trưởng nhờ chính sách bảo hiểm y tế toàn dân và các quy chế đấu thầu thuốc trong bệnh viện được nới lỏng và thông thoáng hơn, cùng với đó là sự gia tăng nhu cầu về các sản phẩm dược phẩm chuyên biệt, đặc biệt là những loại thuốc hiếm, thuốc sinh học và thuốc điều trị các bệnh hiểm nghèo. Trong khi đó, kênh phân phối qua nhà thuốc (OTC) dù tăng trưởng doanh thu không quá ấn tượng trong 10 tháng qua, cũng được đa số doanh nghiệp kỳ vọng có nhiều chuyển biến tích cực hơn trong năm 2025.
Tốc độ tăng trưởng ổn định
Về dài hạn, thị trường dược phẩm và thiết bị y tế, chăm sóc sức khỏe được đánh giá có tiềm năng tăng trưởng cao và dư địa phát triển lớn. Việt Nam đang thuộc nhóm quốc gia có tốc độ tăng trưởng ngành dược nhanh nhất thế giới, với tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) dự kiến đạt 6-8% trong giai đoạn 2023-2028 (theo IQVIA). Bên cạnh đó, theo dự báo của Statista, doanh thu thị trường thiết bị y tế Việt Nam cũng ghi nhận sự tăng trưởng ổn định qua các năm, từ mức 922 triệu USD năm 2016 lên 1,6 tỷ USD vào năm 2024 và dự kiến đạt 2,5 tỷ USD vào năm 2029.
Xem thêm:
Tư vấn xây dựng nhà máy sản xuất dược phẩm tiêu chuẩn GMP
Top 10 Công ty uy tín ngành Dược & Thiết bị y tế, Chăm sóc sức khỏe năm 2024 vừa được Công ty Cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) chính thức công bố với nhiều tên tuổi doanh nghiệp dẫn đầu ngành. Top 10 Công ty uy tín ngành Dược & Thiết bị y tế, Chăm sóc sức khỏe được xây dựng dựa trên nguyên tắc khoa học và khách quan. Các công ty được đánh giá, xếp hạng dựa trên 3 tiêu chí chính: (1) Năng lực tài chính thể hiện trên báo cáo tài chính năm gần nhất; (2) Uy tín truyền thông được đánh giá bằng phương pháp Media Coding - mã hóa các bài viết về công ty trên các kênh truyền thông có ảnh hưởng; (3) Khảo sát các đối tượng liên quan được thực hiện trong tháng 10-11/2024.
Top 10 Công ty Sản xuất dược phẩm uy tín năm 2024
|
Nguồn: Vietnam Report |
Top 10 Công ty Phân phối dược phẩm uy tín năm 2024
|
Nguồn: Vietnam Report |
Top 10 Công ty Thiết bị y tế, chăm sóc sức khỏe uy tín năm 2024
|
Nguồn: Vietnam Report |
Top 5 Công ty Đông dược uy tín năm 2024
|
Nguồn: Vietnam Report |
Cục diện thị trường và tầm nhìn dài hạn
Đóng vai trò cầu nối đảm bảo sự tiếp cận kịp thời và an toàn với các sản phẩm y tế, đưa tiến bộ y học và công nghệ tiên tiến đến với cộng đồng, lĩnh vực Dược phẩm & Thiết bị y tế, Chăm sóc sức khỏe là nhân tố trọng yếu cho sự phát triển toàn diện của quốc gia, không chỉ thúc đẩy nền kinh tế mà còn chăm sóc và bảo vệ tài sản cốt lõi của xã hội - sức khỏe con người.
Sau năm 2023 khởi sắc, đà tăng của ngành chậm lại trong 10 tháng đầu năm 2024, đặc biệt là ở quý I và II. Theo kết quả khảo sát của Vietnam Report, tỷ lệ doanh nghiệp chứng kiến kỳ kinh doanh đi lùi so với mức nền cao của năm trước ghi nhận sự gia tăng. Bức tranh doanh thu không biến động quá mạnh so với cùng kỳ năm 2023 song tỷ lệ doanh nghiệp sụt giảm về lợi nhuận lại tăng lên đáng kể (từ 21,1% lên 37,5%). Biến động giá nguyên liệu đầu vào, sức mua sụt giảm do bị giới hạn bởi xu hướng thắt chặt chi tiêu của người dân, một số sản phẩm hỗ trợ chống dịch chậm luân chuyển và sự cạnh tranh ngày càng gay gắt khiến thị trường nói chung có phần kém thuận lợi hơn trong những tháng đầu năm nay.
|
Nguồn: Vietnam Report |
Mặc dù vẫn đối mặt với nhiều thách thức đáng kể, những tháng cuối năm được kỳ vọng sẽ chứng kiến bức tranh khả quan hơn của các doanh nghiệp trong ngành. Nền kinh tế Việt Nam đang từng bước chuyển sang pha phục hồi với sự cải thiện rõ rệt ở nhiều chỉ số sẽ là nền tảng vững chắc hỗ trợ cho động lực tăng trưởng của ngành. Ngoài ra, theo chia sẻ của lãnh đạo doanh nghiệp, quý IV thường là quý có hoạt động kinh doanh sôi động nhất trong năm, đặc biệt, đối với lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, nhu cầu đối với các sản phẩm thường gia tăng do thời tiết giao mùa và một số dịch bệnh thường phát sinh vào giai đoạn này như dịch sốt xuất huyết, siêu vi, cảm cúm…
Sự lạc quan cũng được duy trì trong góc nhìn của doanh nghiệp về triển vọng năm 2025. Kết quả khảo sát của Vietnam Report cho thấy, 66,6% số doanh nghiệp đặt niềm tin vào sự phát triển của thị trường, chỉ 13,4% dự đoán sẽ đối mặt với nhiều thách thức hơn, trong khi 20,0% giữ quan điểm rằng thị trường sẽ duy trì trạng thái ổn định, không có nhiều biến động so với năm 2024.
Kênh phân phối thuốc ở các bệnh viện (ETC) vốn chiếm ưu thế trong doanh thu của ngành, được kỳ vọng sẽ tiếp tục duy trì và chứng kiến sự tăng trưởng nhờ chính sách bảo hiểm y tế toàn dân và các quy chế đấu thầu thuốc trong bệnh viện được nới lỏng và thông thoáng hơn, cùng với đó là sự gia tăng nhu cầu về các sản phẩm dược phẩm chuyên biệt, đặc biệt là những loại thuốc hiếm, thuốc sinh học và thuốc điều trị các bệnh hiểm nghèo. Trong khi đó, kênh phân phối qua nhà thuốc (OTC) dù tăng trưởng doanh thu không quá ấn tượng trong 10 tháng qua, cũng được đa số doanh nghiệp kỳ vọng có nhiều chuyển biến tích cực hơn trong năm 2025.
|
Nguồn: Vietnam Report |
Tốc độ tăng trưởng ổn định
Về dài hạn, thị trường dược phẩm và thiết bị y tế, chăm sóc sức khỏe được đánh giá có tiềm năng tăng trưởng cao và dư địa phát triển lớn. Việt Nam đang thuộc nhóm quốc gia có tốc độ tăng trưởng ngành dược nhanh nhất thế giới, với tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) dự kiến đạt 6-8% trong giai đoạn 2023-2028 (theo IQVIA). Bên cạnh đó, theo dự báo của Statista, doanh thu thị trường thiết bị y tế Việt Nam cũng ghi nhận sự tăng trưởng ổn định qua các năm, từ mức 922 triệu USD năm 2016 lên 1,6 tỷ USD vào năm 2024 và dự kiến đạt 2,5 tỷ USD vào năm 2029.
Xem thêm:
Tư vấn xây dựng nhà máy sản xuất dược phẩm tiêu chuẩn GMP