Các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm trong nước nhiều năm nay nỗ lực mở rộng năng lực sản xuất, đạt các tiêu chuẩn sản hàng đầu như EU-GMP, qua đó tăng năng lực cạnh tranh so với thuốc ngoại.
Cạnh tranh gay gắt
Theo IQVIA (công ty khoa học dữ liệu chăm sóc sức khỏe hàng đầu của Mỹ), giá trị thị trường dược phẩm Việt Nam đạt 103.912 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) 6% trong giai đoan 2018-2020, trong đó 65% là thuốc nhập khẩu.
Sự phổ biến của thuốc nhập khẩu là do niềm tin của người Việt đối với thuốc ngoại; Việt Nam thiếu khả năng phát triển thuốc biệt dược gốc có giá trị cao; công nghệ tiên tiến cho phép thuốc từ các nước phát triển chiếm lĩnh phân khúc cao cấp trong kênh bệnh viện và lợi thế về giá thấp của thuốc nhập khẩu từ các nước đang phát triển như Ấn Độ, Pakistan.
Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) cho biết, hiện có 178 công ty với 203 nhà máy sản xuất đạt tiêu chuẩn GMP, phần lớn là WHO-GMP. Do hạn chế về năng lực và ngân sách đầu tư vào nghiên cứu và phát triển (R&D), các công ty dược phẩm trong nước chủ yếu sản xuất thuốc generic và các thực phẩm chức năng thông thường.
Với số lượng lớn đối thủ có năng lực sản xuất khá đồng đều, sự cạnh tranh gay gắt giữa các công ty dược trong nước là không tránh khỏi. Hầu hết các công ty dược Việt Nam đều có kênh nhà thuốc là kênh phân phối chính, vì tiêu chuẩn sản xuất thấp khiến các công ty này không thể tham gia vào phân khúc thuốc chất lượng cao tại kênh bệnh viện (nhóm 1 và nhóm 2), trong khi cạnh tranh về giá ở các cấp thấp hơn (nhóm 3-5) rất khốc liệt.
Cũng bởi vậy, những doanh nghiệp sản xuất dược nếu có thể đạt được các tiêu chuẩn cao trong sản xuất như EU-GMP sẽ tăng được năng lực cạnh tranh, tăng khả năng trúng thầu ở kênh bệnh viện. Trên thị trường chứng khoán, nhiều doanh nghiệp niêm yết đã và đang đầu tư cho việc mở rộng nhà máy để đạt các tiêu chuẩn này.
Điển hình như Imexpharm (IMP), là đơn vị thường xuyên nằm trong top doanh nghiệp có giá trị trúng thầu cao nhất trong mảng kháng sinh ở nhóm 2 nhờ các nhà máy và dây chuyền kháng sinh mới đạt chuẩn EU-GMP đi vào hoạt động. Trong đó, động lực tăng trưởng các năm tới của Imexpharm được kỳ vọng đến từ nhà máy IMP4, với vốn đầu tư hơn 470 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành xét duyệt và nhận chứng nhận EU-GMP trong năm 2022. Khi nhà máy này đạt chứng nhận sẽ mở ra cơ hội cho Imexpharm thâm nhập sâu hơn vào mảng đấu thầu thuốc nhóm 1, tăng khả năng cạnh tranh với thuốc ngoại nhờ có giá thành tốt hơn.
Bắt tay đối tác ngoại
Sự kiện đáng chú ý gần đây là tập đoàn đa ngành SK Group (Hàn Quốc) đã liên tục nâng sở hữu tại Công ty cổ phần dược phẩm Imexpharm từ năm 2020. Mới đây, SK Investment Vina III đăng ký mua 11.374.447 cổ phiếu, nâng tỷ lệ sở hữu tại Imexpharm lên 46,47% vốn, tương đương 31 triệu cổ phần. Giao dịch được thực hiện thông qua thỏa thuận, thời gian dự kiến đến ngày 11/3/2022.
Theo giới chuyên gia, sự có mặt của SK có thể sẽ giúp cho Imexpharm đẩy mạnh thị trường xuất khẩu.
Các doanh nghiệp dược có đối tác nước ngoài song hành, không chỉ được hỗ trợ về kỹ thuật, mà còn có sự đồng hành trong việc đạt giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản xuất cao, chuyển giao công nghệ và cả thị trường xuất khẩu.
Đặc điểm chung có thể nhận thấy ở nhóm các doanh nghiệp dược lớn là đều có đối tác nước ngoài song hành. Đối tác ngoại không chỉ hỗ trợ về kỹ thuật, mà còn đồng hành trong việc đạt giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản xuất cao, chuyển giao công nghệ và cả thị trường xuất khẩu. Chẳng hạn CTCP Pymepharco (PME) với sự hỗ trợ của đối tác Stada (Đức) đã đạt EU-GMP từ năm 2013 và thêm vài nhà máy sau này.
Tương tự, với ông lớn Dược Hậu Giang (DHG) có đối tác chiến lược, cổ đông lớn là Taisho Pharmaceutical (Nhật Bản), đã giúp cải thiện trên nhiều khía cạnh như tối ưu hóa chi phí, nâng cấp công nghệ sản xuất. Điển hình, Taisho đã hỗ trợ Dược Hậu Giang trong quá trình nâng cấp 2 dây chuyền sản xuất lên tiêu chuẩn GMP Nhật Bản, là một trong những tiêu chuẩn hàng đầu thế giới. Dược Hậu Giang cũng đang xây dựng nhà máy sản xuất thuốc kháng sinh mới theo tiêu chuẩn GMP Nhật Bản.
Một doanh nghiệp dược đã niêm yết là Công ty cổ phần Dược - Trang thiết bị y tế Bình Định (Bidiphar - DBD), cũng xin ý kiến cổ đông để mở room ngoại lên 100%, cho thấy động thái rộng đường đón đối tác ngoại của doanh nghiệp này. Đáng chú ý, Bidiphar đã và đang tái cấu trúc công ty, đặc biệt là mở rộng kênh bán lẻ và đẩy nhanh tiến độ đưa các nhà máy sản xuất mới đạt tiêu chuẩn EU-GMP vào hoạt động.
Cụ thể, Bidiphar đang chờ nhận giấy phép cho nhà máy thuốc trị ung thư mới, công suất 65 triệu viên và 3,5 triệu lọ. Ban lãnh đạo Công ty cho biết, việc đạt chứng nhận EU-GMP sẽ giúp tăng khả năng đấu thầu vào nhóm 1 - nhóm có biên lợi nhuận cao. Với kênh phân phối, Bidiphar đã khảo sát và mở rộng kênh OTC (thuốc bán không cần kê đơn) lên 18.000-20.000 điểm trong năm 2022.
Công ty đề ra mục tiêu phải thực hiện đến năm 2026 với doanh thu 3.500 tỷ đồng, lợi nhuận 700 tỷ đồng, điểm phủ kênh OTC là 30.000 nhà thuốc. Đồng thời, xây dựng hệ thống tổng kho hiện đại cho 3 khu vực Bắc, Trung, Nam.
Với các doanh nghiệp sắp đạt giấy chứng nhận EU-GMP đều được các chuyên gia đánh giá cao về khả năng tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận nhờ hàm lượng kỹ thuật cũng như chuẩn cao hơn. Đặc biệt, việc có thêm các nhà đầu tư chiến lược sẽ hỗ trợ doanh nghiệp cải thiện về mặt quản trị cũng như mở rộng thị trường hơn.
Theo IQVIA (công ty khoa học dữ liệu chăm sóc sức khỏe hàng đầu của Mỹ), giá trị thị trường dược phẩm Việt Nam đạt 103.912 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) 6% trong giai đoan 2018-2020, trong đó 65% là thuốc nhập khẩu.
Sự phổ biến của thuốc nhập khẩu là do niềm tin của người Việt đối với thuốc ngoại; Việt Nam thiếu khả năng phát triển thuốc biệt dược gốc có giá trị cao; công nghệ tiên tiến cho phép thuốc từ các nước phát triển chiếm lĩnh phân khúc cao cấp trong kênh bệnh viện và lợi thế về giá thấp của thuốc nhập khẩu từ các nước đang phát triển như Ấn Độ, Pakistan.
Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) cho biết, hiện có 178 công ty với 203 nhà máy sản xuất đạt tiêu chuẩn GMP, phần lớn là WHO-GMP. Do hạn chế về năng lực và ngân sách đầu tư vào nghiên cứu và phát triển (R&D), các công ty dược phẩm trong nước chủ yếu sản xuất thuốc generic và các thực phẩm chức năng thông thường.
Với số lượng lớn đối thủ có năng lực sản xuất khá đồng đều, sự cạnh tranh gay gắt giữa các công ty dược trong nước là không tránh khỏi. Hầu hết các công ty dược Việt Nam đều có kênh nhà thuốc là kênh phân phối chính, vì tiêu chuẩn sản xuất thấp khiến các công ty này không thể tham gia vào phân khúc thuốc chất lượng cao tại kênh bệnh viện (nhóm 1 và nhóm 2), trong khi cạnh tranh về giá ở các cấp thấp hơn (nhóm 3-5) rất khốc liệt.
Cũng bởi vậy, những doanh nghiệp sản xuất dược nếu có thể đạt được các tiêu chuẩn cao trong sản xuất như EU-GMP sẽ tăng được năng lực cạnh tranh, tăng khả năng trúng thầu ở kênh bệnh viện. Trên thị trường chứng khoán, nhiều doanh nghiệp niêm yết đã và đang đầu tư cho việc mở rộng nhà máy để đạt các tiêu chuẩn này.
Điển hình như Imexpharm (IMP), là đơn vị thường xuyên nằm trong top doanh nghiệp có giá trị trúng thầu cao nhất trong mảng kháng sinh ở nhóm 2 nhờ các nhà máy và dây chuyền kháng sinh mới đạt chuẩn EU-GMP đi vào hoạt động. Trong đó, động lực tăng trưởng các năm tới của Imexpharm được kỳ vọng đến từ nhà máy IMP4, với vốn đầu tư hơn 470 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành xét duyệt và nhận chứng nhận EU-GMP trong năm 2022. Khi nhà máy này đạt chứng nhận sẽ mở ra cơ hội cho Imexpharm thâm nhập sâu hơn vào mảng đấu thầu thuốc nhóm 1, tăng khả năng cạnh tranh với thuốc ngoại nhờ có giá thành tốt hơn.
Bắt tay đối tác ngoại
Sự kiện đáng chú ý gần đây là tập đoàn đa ngành SK Group (Hàn Quốc) đã liên tục nâng sở hữu tại Công ty cổ phần dược phẩm Imexpharm từ năm 2020. Mới đây, SK Investment Vina III đăng ký mua 11.374.447 cổ phiếu, nâng tỷ lệ sở hữu tại Imexpharm lên 46,47% vốn, tương đương 31 triệu cổ phần. Giao dịch được thực hiện thông qua thỏa thuận, thời gian dự kiến đến ngày 11/3/2022.
Theo giới chuyên gia, sự có mặt của SK có thể sẽ giúp cho Imexpharm đẩy mạnh thị trường xuất khẩu.
Các doanh nghiệp dược có đối tác nước ngoài song hành, không chỉ được hỗ trợ về kỹ thuật, mà còn có sự đồng hành trong việc đạt giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản xuất cao, chuyển giao công nghệ và cả thị trường xuất khẩu.
Đặc điểm chung có thể nhận thấy ở nhóm các doanh nghiệp dược lớn là đều có đối tác nước ngoài song hành. Đối tác ngoại không chỉ hỗ trợ về kỹ thuật, mà còn đồng hành trong việc đạt giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản xuất cao, chuyển giao công nghệ và cả thị trường xuất khẩu. Chẳng hạn CTCP Pymepharco (PME) với sự hỗ trợ của đối tác Stada (Đức) đã đạt EU-GMP từ năm 2013 và thêm vài nhà máy sau này.
Tương tự, với ông lớn Dược Hậu Giang (DHG) có đối tác chiến lược, cổ đông lớn là Taisho Pharmaceutical (Nhật Bản), đã giúp cải thiện trên nhiều khía cạnh như tối ưu hóa chi phí, nâng cấp công nghệ sản xuất. Điển hình, Taisho đã hỗ trợ Dược Hậu Giang trong quá trình nâng cấp 2 dây chuyền sản xuất lên tiêu chuẩn GMP Nhật Bản, là một trong những tiêu chuẩn hàng đầu thế giới. Dược Hậu Giang cũng đang xây dựng nhà máy sản xuất thuốc kháng sinh mới theo tiêu chuẩn GMP Nhật Bản.
Một doanh nghiệp dược đã niêm yết là Công ty cổ phần Dược - Trang thiết bị y tế Bình Định (Bidiphar - DBD), cũng xin ý kiến cổ đông để mở room ngoại lên 100%, cho thấy động thái rộng đường đón đối tác ngoại của doanh nghiệp này. Đáng chú ý, Bidiphar đã và đang tái cấu trúc công ty, đặc biệt là mở rộng kênh bán lẻ và đẩy nhanh tiến độ đưa các nhà máy sản xuất mới đạt tiêu chuẩn EU-GMP vào hoạt động.
Cụ thể, Bidiphar đang chờ nhận giấy phép cho nhà máy thuốc trị ung thư mới, công suất 65 triệu viên và 3,5 triệu lọ. Ban lãnh đạo Công ty cho biết, việc đạt chứng nhận EU-GMP sẽ giúp tăng khả năng đấu thầu vào nhóm 1 - nhóm có biên lợi nhuận cao. Với kênh phân phối, Bidiphar đã khảo sát và mở rộng kênh OTC (thuốc bán không cần kê đơn) lên 18.000-20.000 điểm trong năm 2022.
Công ty đề ra mục tiêu phải thực hiện đến năm 2026 với doanh thu 3.500 tỷ đồng, lợi nhuận 700 tỷ đồng, điểm phủ kênh OTC là 30.000 nhà thuốc. Đồng thời, xây dựng hệ thống tổng kho hiện đại cho 3 khu vực Bắc, Trung, Nam.
Với các doanh nghiệp sắp đạt giấy chứng nhận EU-GMP đều được các chuyên gia đánh giá cao về khả năng tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận nhờ hàm lượng kỹ thuật cũng như chuẩn cao hơn. Đặc biệt, việc có thêm các nhà đầu tư chiến lược sẽ hỗ trợ doanh nghiệp cải thiện về mặt quản trị cũng như mở rộng thị trường hơn.
cre: baodautu