Thu Hiền
Member
- Tham gia
- 19/6/21
- Bài viết
- 39
- Điểm tương tác
- 0
Bộ Y tế đề xuất ưu tiên cho việc sản xuất thuốc tại Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước và cung ứng nhiều hơn, ít nhất là khu vực Asean.
Thông tin được Thứ trưởng Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết tại hội thảo Đổi mới sáng tạo - Liều thuốc phát triển ngành Y dược do Báo Đầu tư tổ chức ngày 25/9 tại Hà Nội. Đây là dịp các nhà lãnh đạo, chuyên gia và đại diện doanh nghiệp dược cùng chia sẻ giải pháp để phát triển ngành công nghiệp dược Việt Nam.
Tổng giá trị thị trường dược phẩm Việt Nam ước tính đạt 7 tỷ USD vào năm 2023, thuộc nhóm quốc gia có giá trị dược phẩm và tốc độ phát triển ngành dược nhanh trên thế giới. Theo phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ngành công nghiệp dược Việt Nam ở cấp độ 3 (cấp có ngành công nghiệp dược nội địa, có sản xuất thuốc generic, xuất khẩu được một số dược phẩm).
Chiến lược quốc gia đến năm 2030 đặt ra mục tiêu phát triển ngành dược Việt Nam ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực. Đồng thời, nâng cao năng lực nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sẵn có để sản xuất thuốc biệt dược gốc, thuốc có dạng bào chế mới, hiện đại.
"Việt Nam hướng tới trở thành trung tâm sản xuất gia công/chuyển giao công nghệ các thuốc biệt dược gốc của khu vực Asean, phấn đấu phát triển nền công nghiệp dược trong nước đạt cấp độ 4 theo phân loại của WHO", Thứ trưởng nói.
Theo Thứ trưởng, năm 2024 là một năm then chốt của ngành y tế với việc rà soát, sửa đổi các luật và quy định quan trọng, nhằm định hình hoạt động của ngành y dược trong một thập kỷ tới đây, gồm Luật Khám chữa bệnh sửa đổi đã được thông qua, còn dự thảo Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi và dự thảo Luật Dược sửa đổi đang được xây dựng, dự kiến sẽ trình Quốc hội vào kỳ họp tháng 10 tới.
"Đây là 3 luật cốt lõi nhằm chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của người dân toàn diện, đặc biệt để người dân được tiếp cận sớm với thuốc tốt, thuốc mới và giá phù hợp", Thứ trưởng nói.
Thứ trưởng Y tế Đỗ Xuân Tuyên phát biểu tại hội thảo
Dự thảo Luật Dược sửa đổi lần này có 5 chính sách cơ bản. Trong đó, có ưu tiên phát triển công nghiệp dược và dược liệu Việt Nam, có các chính sách ưu tiên về đầu tư, về đất đai, thuế...về lĩnh vực này. Dự thảo cũng ưu tiên phát triển công nghệ cao, trong đó có thuốc phát minh, thuốc sinh học và tương đương sinh học, vaccine, thuốc chống ung thư... Nếu các thuốc này được đầu tư chuyển giao công nghệ tại Việt Nam thì được ưu tiên cấp số đăng ký lưu hành, ưu tiên nằm trong danh sách thuốc được ban hành, theo Thứ trưởng.
Tại hội thảo, các chuyên gia cũng nhìn nhận để phát triển được ngành dược Việt Nam, lĩnh vực công nghiệp dược cần tập trung thu hút đầu tư vào công nghệ bào chế, nâng cao chất lượng sản phẩm; sản xuất nguyên liệu; phát triển nguồn dược liệu trong nước; nâng cao năng lực nghiên cứu, kiểm nghiệm dược phẩm. Cơ quan quản lý cần xây dựng hành lang pháp lý đủ linh động để hỗ trợ thúc đẩy khối nghiên cứu và doanh nghiệp phát triển, đổi mới sáng tạo.
Ông Darrell Oh, Chủ tịch Pharma Group cho rằng có 3 yếu tố quan trọng Việt Nam cần tập trung. Thứ nhất, tạo ra một môi trường thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp hoạt động và đầu tư thông qua các chính sách rõ ràng, mang tính dự báo, bền vững. Điều này tạo động lực cho các công ty ưu tiên đưa các liệu pháp tiên tiến nhất đến Việt Nam sớm hơn cũng như sẵn sàng đầu tư dài hạn tại đây.
Thứ hai, đưa ra các chính sách ưu đãi ưu tiên lĩnh vực đổi mới, phát minh như thiết lập trung tâm nghiên cứu, phát triển, khuyến khích đầu tư vào các giai đoạn sớm của quy trình nghiên cứu, phát triển sản phẩm như nghiên cứu lâm sàng và nâng cao năng lực sản xuất. Cuối cùng là cần có một quy trình thực hiện chiến lược quốc gia phát triển ngành dược hiệu quả.
Thông tin được Thứ trưởng Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết tại hội thảo Đổi mới sáng tạo - Liều thuốc phát triển ngành Y dược do Báo Đầu tư tổ chức ngày 25/9 tại Hà Nội. Đây là dịp các nhà lãnh đạo, chuyên gia và đại diện doanh nghiệp dược cùng chia sẻ giải pháp để phát triển ngành công nghiệp dược Việt Nam.
Tổng giá trị thị trường dược phẩm Việt Nam ước tính đạt 7 tỷ USD vào năm 2023, thuộc nhóm quốc gia có giá trị dược phẩm và tốc độ phát triển ngành dược nhanh trên thế giới. Theo phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ngành công nghiệp dược Việt Nam ở cấp độ 3 (cấp có ngành công nghiệp dược nội địa, có sản xuất thuốc generic, xuất khẩu được một số dược phẩm).
Chiến lược quốc gia đến năm 2030 đặt ra mục tiêu phát triển ngành dược Việt Nam ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực. Đồng thời, nâng cao năng lực nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sẵn có để sản xuất thuốc biệt dược gốc, thuốc có dạng bào chế mới, hiện đại.
"Việt Nam hướng tới trở thành trung tâm sản xuất gia công/chuyển giao công nghệ các thuốc biệt dược gốc của khu vực Asean, phấn đấu phát triển nền công nghiệp dược trong nước đạt cấp độ 4 theo phân loại của WHO", Thứ trưởng nói.
Theo Thứ trưởng, năm 2024 là một năm then chốt của ngành y tế với việc rà soát, sửa đổi các luật và quy định quan trọng, nhằm định hình hoạt động của ngành y dược trong một thập kỷ tới đây, gồm Luật Khám chữa bệnh sửa đổi đã được thông qua, còn dự thảo Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi và dự thảo Luật Dược sửa đổi đang được xây dựng, dự kiến sẽ trình Quốc hội vào kỳ họp tháng 10 tới.
"Đây là 3 luật cốt lõi nhằm chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của người dân toàn diện, đặc biệt để người dân được tiếp cận sớm với thuốc tốt, thuốc mới và giá phù hợp", Thứ trưởng nói.
Thứ trưởng Y tế Đỗ Xuân Tuyên phát biểu tại hội thảo
Dự thảo Luật Dược sửa đổi lần này có 5 chính sách cơ bản. Trong đó, có ưu tiên phát triển công nghiệp dược và dược liệu Việt Nam, có các chính sách ưu tiên về đầu tư, về đất đai, thuế...về lĩnh vực này. Dự thảo cũng ưu tiên phát triển công nghệ cao, trong đó có thuốc phát minh, thuốc sinh học và tương đương sinh học, vaccine, thuốc chống ung thư... Nếu các thuốc này được đầu tư chuyển giao công nghệ tại Việt Nam thì được ưu tiên cấp số đăng ký lưu hành, ưu tiên nằm trong danh sách thuốc được ban hành, theo Thứ trưởng.
Tại hội thảo, các chuyên gia cũng nhìn nhận để phát triển được ngành dược Việt Nam, lĩnh vực công nghiệp dược cần tập trung thu hút đầu tư vào công nghệ bào chế, nâng cao chất lượng sản phẩm; sản xuất nguyên liệu; phát triển nguồn dược liệu trong nước; nâng cao năng lực nghiên cứu, kiểm nghiệm dược phẩm. Cơ quan quản lý cần xây dựng hành lang pháp lý đủ linh động để hỗ trợ thúc đẩy khối nghiên cứu và doanh nghiệp phát triển, đổi mới sáng tạo.
Ông Darrell Oh, Chủ tịch Pharma Group cho rằng có 3 yếu tố quan trọng Việt Nam cần tập trung. Thứ nhất, tạo ra một môi trường thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp hoạt động và đầu tư thông qua các chính sách rõ ràng, mang tính dự báo, bền vững. Điều này tạo động lực cho các công ty ưu tiên đưa các liệu pháp tiên tiến nhất đến Việt Nam sớm hơn cũng như sẵn sàng đầu tư dài hạn tại đây.
Thứ hai, đưa ra các chính sách ưu đãi ưu tiên lĩnh vực đổi mới, phát minh như thiết lập trung tâm nghiên cứu, phát triển, khuyến khích đầu tư vào các giai đoạn sớm của quy trình nghiên cứu, phát triển sản phẩm như nghiên cứu lâm sàng và nâng cao năng lực sản xuất. Cuối cùng là cần có một quy trình thực hiện chiến lược quốc gia phát triển ngành dược hiệu quả.