- Tham gia
- 13/4/21
- Bài viết
- 418
- Điểm tương tác
- 9
Dù đã có bước tiến khá dài, ngành công nghiệp dược Việt Nam vẫn chông chênh khi phải đứng trên chân người khác. Thị trường dược phẩm nội địa quy mô hơn 6 tỷ USD/năm đang là “sân chơi” của các doanh nghiệp ở nước ngoài.
Tương lai hứa hẹn
Theo PGS.TS. Lê Văn Truyền - Chuyên gia cao cấp về dược học, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế - cho biết: Ngành công nghiệp dược Việt Nam có những thuận lợi rất lớn. Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam đang đứng thứ 3 ở trong khu vực Đông Nam Á. Cùng với đó, định hướng và các cơ chế, chính sách phát triển ngành công nghiệp dược của nước ta đến giờ đã rõ ràng.
Chương trình phát triển công nghiệp dược, dược liệu sản xuất trong nước đến năm 2030 tầm nhìn 2040 được Chính phủ phê duyệt tháng 3/2021 với mục tiêu: xây dựng ngành công nghiệp dược trong nước phát triển ở trình độ cao, đạt cấp độ 4 theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), có giá trị thị trường trong tốp 3 ASEAN, góp phần đảm bảo cung ứng kịp thời thuốc có chất lượng, an toàn, hiệu quả và giá trị hợp lý.
Gần đây nhất, Nghị quyết 36 của Bộ chính chị ban hành ngày 30/1/2023 về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bề vững đất nước trong tình hình mới cũng đặt ra yêu cầu đến năm 2030, nước ta trở thành 1 trong 10 quốc gia hàng đầu Châu Á về công nghệ sinh học, đáp ứng yêu cầu nghiên cứu và phát triển của các ngành.
Về mặt thị trường, như nhiều nước đang phát triển khác, người Việt Nam ngày càng chi nhiều hơn cho tiền thuốc. Đây là diễn biến tất yếu khi thu nhập người dân cải thiện qua các năm, tốc độ đô thị hóa nhanh chóng.
Đứng trên chân người khác
Theo số liệu Tổng thư ký, Chánh văn phòng Hiệp hội Doanh nghiệp Dược Việt Nam đưa ra, tính đến năm 2022, Việt Nam có 51 doanh nghiệp dược có vốn đầu tư nước ngoài, 228 doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn WHO – GMP, 12 doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn GMP cao như EU, PICs. JAPAN, TCA.
Bà Nguyễn Diệu Hà còn nói, dây chuyền sản xuất thuốc dược liệu còn nhiều hạn chế, mới chủ yếu sản xuát thuốc generic, chưa khai thác hết công suất đầu tư, chưa nghiên cứu sản xuất thuốc hết hạn phát minh, kể cả việc chuyển giao công nghệ mới vẫn chưa chú trọng. Về mức độ tự động hóa sản xuất vẫn sử dụng thiết bị cơ khí đơn giản (67.2%) và thiết bị tự động hóa cụ thể/ riêng biệt (68.1%) là chủ yếu, còn dây chuyền sản xuất hoàn toàn tự động còn ít. Về năng lực sản xuất, các doanh nghiệp dược vẫn còn phân tán trong khâu R&D (nghiên cứu và phát triển). Việt Nam vấn chưa có trung tâm quốc gia về R&D đủ mạnh, hiện đại, đồng thời thiếu các trung tâm nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng, nghiên cứ sinh học mạnh và trình độ quốc tế.
Dù các mục tiêu đặt ra khá tham vọng nhưng đến nay nước ta chưa có khu công nghiệp riêng cho ngành sản xuất dược phẩm với một hệ sinh thái hoàn chỉnh; chưa có một tập đoàn lớn mạnh dẫn dắt, cũng chưa hình thành được các tập đoàn có quy mô quốc gia. Đa phần doanh nghiệp dược Việt Nam có quy mô nhỏ và vừa, năng lực tài chính hạn chế.
Ông Đào Xuân Hưởng - Chủ tịch Công ty cổ phần GMPc Việt Nam - chia sẻ: đa số các nhà đầu tư Việt Nam chỉ muốn nhận chứng nhận GMP tiêu chuẩn cao để sản phẩm của mình bán giá cao tại thị trường Việt Nam chứ không thực sự chia sẻ về mực tiêu của mình cho các tư vấn, trong khi các đơn vị trư vấn trong nước hoặc liên doanh với nước ngoài chỉ tư vấn về công nghệ, kỹ thuật, GMP, nhưng không tư vấn về thị trường, xác định mục tiêu dẫn đến việc hợp tác bị đứt quãng không đạt kết quả, nhiều doanh nghiệp thay đổi đơn vị tư vấn vài lần. Trong vòng 5 năm tới chưa có đơn vị tư vấn Việt Nam nào đảm nhiệm được nhiệm vụ tư vấn từ A tới Z cho việc xây dựng nhà máy GMP tiêu chuẩn cao, một mô hình bắt buộc phải có đơn vị tư vấn nước ngoài chủ trì kết hợp với một tư vấn địa phương.
Những vấn đề cốt lõi
Theo PGS. TS Lê Văn Truyền: vấn đề cốt lõi là mỗi công ty cần soát xét/ điều chỉnh/ thay đổi chiến lược phát triển trung hạn và dài hạn phù hợp với đường lối của Nhà nước, môi trường kinh doanh quốc tế, khu vực và trong nước để nâng cao năng lực cạnh tranh của công nghiệp dược Việt Nam.
Đối với cơ quan quản lý, PGS. TS Lê Văn Truyền, cho rằng nhiệm vụ quan trọng ở đây là tạo ra một môi trường pháp lý thông thoáng, thuận lợi để các doanh nghiệp, có thể đi cùng nhau, tận dụng những lợi thế của nhau để cùng nhau phát triển. Cơ quan quản lý cũng cần có cơ chế để khuyến khích doanh nghiệp đã đầu tư GMP.
Chiến lược để ngành Dược vươn lên tầm cao mới
Theo Th.sĩ Phan Văn Hiệu, chủ tịch HĐQT, CEO CVI Pharma chia sẻ: thế mạnh của doanh nghiệp bao gồm các yếu tố như con người, tài chính, sức mạnh thương hiệu, truyền thông…nhưng vấn đề quyết định manh tính cạnh tranh lại là giá của sản phẩm. Để phát triển, cạnh tranh bền vững công ty phải xây dựng một chiến lược bằng cách thiết lập và thực hiện mục tiêu. Tiếp đó là xây dựng phát triển một chiến lược phòng thủ vững chắc để bảo vệ trước đối thủ cạnh tranh.
Tập trung cho R&D để có bằng sáng chế, bảo hộ nhãn hiệu và từ đó tạo uy tín thương hiệu, dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt hơn, đối tác có sức mạnh chuyên môn, năng lực hùng hậu về tài chính. Có kế hoạch trăng trưởng theo mô hình” tham gia quan hệ đối tác với các nhà sản xuất lớn và xây dựng vị thế trong phát triển sản phẩm chung trước khi xuất hiện sự cạnh tranh từ các đối thủ; tập trung tăng trưởng cốt lõi 0 thâm nhập thị trường. Tăng trưởng hữu cơ là một cơ hội lâu dài, dây là một “hòn đá tảng” mang lại lợi tức đầu tư ngắn hạn ít tốn kém hơn, nhanh hơn và ít rủi ro hơn so với tăng trưởng bên ngoài.
Các thông tin được chia sẻ tại diễn đàn CEO “Năng cao năng lực cạnh tranh ngành sản xuất dược”.
Nguồn: colorbond.vn
Theo PGS.TS. Lê Văn Truyền - Chuyên gia cao cấp về dược học, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế - cho biết: Ngành công nghiệp dược Việt Nam có những thuận lợi rất lớn. Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam đang đứng thứ 3 ở trong khu vực Đông Nam Á. Cùng với đó, định hướng và các cơ chế, chính sách phát triển ngành công nghiệp dược của nước ta đến giờ đã rõ ràng.
Chương trình phát triển công nghiệp dược, dược liệu sản xuất trong nước đến năm 2030 tầm nhìn 2040 được Chính phủ phê duyệt tháng 3/2021 với mục tiêu: xây dựng ngành công nghiệp dược trong nước phát triển ở trình độ cao, đạt cấp độ 4 theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), có giá trị thị trường trong tốp 3 ASEAN, góp phần đảm bảo cung ứng kịp thời thuốc có chất lượng, an toàn, hiệu quả và giá trị hợp lý.
Gần đây nhất, Nghị quyết 36 của Bộ chính chị ban hành ngày 30/1/2023 về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bề vững đất nước trong tình hình mới cũng đặt ra yêu cầu đến năm 2030, nước ta trở thành 1 trong 10 quốc gia hàng đầu Châu Á về công nghệ sinh học, đáp ứng yêu cầu nghiên cứu và phát triển của các ngành.
Về mặt thị trường, như nhiều nước đang phát triển khác, người Việt Nam ngày càng chi nhiều hơn cho tiền thuốc. Đây là diễn biến tất yếu khi thu nhập người dân cải thiện qua các năm, tốc độ đô thị hóa nhanh chóng.
Theo số liệu Tổng thư ký, Chánh văn phòng Hiệp hội Doanh nghiệp Dược Việt Nam đưa ra, tính đến năm 2022, Việt Nam có 51 doanh nghiệp dược có vốn đầu tư nước ngoài, 228 doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn WHO – GMP, 12 doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn GMP cao như EU, PICs. JAPAN, TCA.
Bà Nguyễn Diệu Hà còn nói, dây chuyền sản xuất thuốc dược liệu còn nhiều hạn chế, mới chủ yếu sản xuát thuốc generic, chưa khai thác hết công suất đầu tư, chưa nghiên cứu sản xuất thuốc hết hạn phát minh, kể cả việc chuyển giao công nghệ mới vẫn chưa chú trọng. Về mức độ tự động hóa sản xuất vẫn sử dụng thiết bị cơ khí đơn giản (67.2%) và thiết bị tự động hóa cụ thể/ riêng biệt (68.1%) là chủ yếu, còn dây chuyền sản xuất hoàn toàn tự động còn ít. Về năng lực sản xuất, các doanh nghiệp dược vẫn còn phân tán trong khâu R&D (nghiên cứu và phát triển). Việt Nam vấn chưa có trung tâm quốc gia về R&D đủ mạnh, hiện đại, đồng thời thiếu các trung tâm nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng, nghiên cứ sinh học mạnh và trình độ quốc tế.
Dù các mục tiêu đặt ra khá tham vọng nhưng đến nay nước ta chưa có khu công nghiệp riêng cho ngành sản xuất dược phẩm với một hệ sinh thái hoàn chỉnh; chưa có một tập đoàn lớn mạnh dẫn dắt, cũng chưa hình thành được các tập đoàn có quy mô quốc gia. Đa phần doanh nghiệp dược Việt Nam có quy mô nhỏ và vừa, năng lực tài chính hạn chế.
Ông Đào Xuân Hưởng - Chủ tịch Công ty cổ phần GMPc Việt Nam - chia sẻ: đa số các nhà đầu tư Việt Nam chỉ muốn nhận chứng nhận GMP tiêu chuẩn cao để sản phẩm của mình bán giá cao tại thị trường Việt Nam chứ không thực sự chia sẻ về mực tiêu của mình cho các tư vấn, trong khi các đơn vị trư vấn trong nước hoặc liên doanh với nước ngoài chỉ tư vấn về công nghệ, kỹ thuật, GMP, nhưng không tư vấn về thị trường, xác định mục tiêu dẫn đến việc hợp tác bị đứt quãng không đạt kết quả, nhiều doanh nghiệp thay đổi đơn vị tư vấn vài lần. Trong vòng 5 năm tới chưa có đơn vị tư vấn Việt Nam nào đảm nhiệm được nhiệm vụ tư vấn từ A tới Z cho việc xây dựng nhà máy GMP tiêu chuẩn cao, một mô hình bắt buộc phải có đơn vị tư vấn nước ngoài chủ trì kết hợp với một tư vấn địa phương.
Những vấn đề cốt lõi
Theo PGS. TS Lê Văn Truyền: vấn đề cốt lõi là mỗi công ty cần soát xét/ điều chỉnh/ thay đổi chiến lược phát triển trung hạn và dài hạn phù hợp với đường lối của Nhà nước, môi trường kinh doanh quốc tế, khu vực và trong nước để nâng cao năng lực cạnh tranh của công nghiệp dược Việt Nam.
Đối với cơ quan quản lý, PGS. TS Lê Văn Truyền, cho rằng nhiệm vụ quan trọng ở đây là tạo ra một môi trường pháp lý thông thoáng, thuận lợi để các doanh nghiệp, có thể đi cùng nhau, tận dụng những lợi thế của nhau để cùng nhau phát triển. Cơ quan quản lý cũng cần có cơ chế để khuyến khích doanh nghiệp đã đầu tư GMP.
Chiến lược để ngành Dược vươn lên tầm cao mới
Theo Th.sĩ Phan Văn Hiệu, chủ tịch HĐQT, CEO CVI Pharma chia sẻ: thế mạnh của doanh nghiệp bao gồm các yếu tố như con người, tài chính, sức mạnh thương hiệu, truyền thông…nhưng vấn đề quyết định manh tính cạnh tranh lại là giá của sản phẩm. Để phát triển, cạnh tranh bền vững công ty phải xây dựng một chiến lược bằng cách thiết lập và thực hiện mục tiêu. Tiếp đó là xây dựng phát triển một chiến lược phòng thủ vững chắc để bảo vệ trước đối thủ cạnh tranh.
Tập trung cho R&D để có bằng sáng chế, bảo hộ nhãn hiệu và từ đó tạo uy tín thương hiệu, dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt hơn, đối tác có sức mạnh chuyên môn, năng lực hùng hậu về tài chính. Có kế hoạch trăng trưởng theo mô hình” tham gia quan hệ đối tác với các nhà sản xuất lớn và xây dựng vị thế trong phát triển sản phẩm chung trước khi xuất hiện sự cạnh tranh từ các đối thủ; tập trung tăng trưởng cốt lõi 0 thâm nhập thị trường. Tăng trưởng hữu cơ là một cơ hội lâu dài, dây là một “hòn đá tảng” mang lại lợi tức đầu tư ngắn hạn ít tốn kém hơn, nhanh hơn và ít rủi ro hơn so với tăng trưởng bên ngoài.
Các thông tin được chia sẻ tại diễn đàn CEO “Năng cao năng lực cạnh tranh ngành sản xuất dược”.
Nguồn: colorbond.vn
Chỉnh sửa lần cuối: