Thu Hiền
Member
- Tham gia
- 19/6/21
- Bài viết
- 41
- Điểm tương tác
- 0
Ông Đoàn Văn Hiểu Em cho biết chuỗi nhà thuốc An Khang đã hoàn tất quá trình thu gọn. Giai đoạn tới, công ty sẽ hoàn thiện mô hình và có thể tìm kiếm thêm nguồn lực bên ngoài.
Chuỗi nhà thuốc An Khang của MWG đã đóng hơn 200 cửa hàng kể từ đầu năm
Tại buổi gặp gỡ nhà đầu tư và cổ đông của CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động (HoSE: MWG) chiều 11/11, ông Đoàn Văn Hiểu Em, CEO chuỗi Thegioididong.com, đã chia sẻ về quá trình tái cấu trúc chuỗi nhà thuốc An Khang.
Theo ông, trong giai đoạn đầu của kế hoạch, An Khang đặt mục tiêu thu gọn mô hình và vận hành với chi phí thấp nhất. Đây cũng là lý do khiến chuỗi đã đóng 200 cửa hàng từ đầu năm đến nay.
Hiện tại, An Khang còn 326 cửa hàng hoạt động, với doanh thu trung bình trên mỗi nhà thuốc liên tục tăng trưởng trong tháng 9 và tháng 10. "Nhờ vậy, khoản lỗ của chuỗi đã giảm đáng kể. Trong tháng 9, mức lỗ của chuỗi đã giảm một nửa so với trước khi tái cấu trúc", ông Hiểu Em nói.
Vị CEO cũng nhấn mạnh giai đoạn thu gọn mô hình đã hoàn tất. Trong giai đoạn tiếp theo, An Khang sẽ tập trung hoàn thiện mô hình kinh doanh và không loại trừ việc tìm kiếm các cơ hội gia tăng nguồn lực để phát triển thêm.
Ông cũng thừa nhận ngành dược phẩm có những đặc thù và thách thức riêng, đòi hỏi doanh nghiệp phải nỗ lực không ngừng để đạt được hiệu quả tốt trên từng cửa hàng.
Chuỗi nhà thuốc An Khang tiền thân là nhà thuốc Phúc An Khang, được Thế Giới Di Động mua lại từ năm 2017. Tuy nhiên, phải đến năm 2021, doanh nghiệp bán lẻ điện thoại và điện máy lớn nhất cả nước mới bắt đầu dồn lực cho dược phẩm và thực sự tăng tốc từ đầu năm 2022 khi mở đến 340 điểm bán mới chỉ trong nửa năm.
Thời điểm đó, lãnh đạo Thế Giới Di Động tự tin vào khả năng mở rộng của An Khang khi đặt mục tiêu đạt 800 cửa hàng vào cuối năm 2022 và 2.000 cửa hàng vào cuối năm 2023.
Tuy nhiên, kế hoạch này không thuận lợi như mong đợi. Đến cuối năm 2023, chuỗi nhà thuốc An Khang chỉ tăng thêm 27 cửa hàng so với đầu năm, đạt 527 điểm bán. Mặt khác, doanh thu bình quân hàng tháng mỗi cửa hàng đã được cải thiện từ mức 280 triệu đồng hồi đầu năm 2023 lên 450 triệu đồng vào cuối năm.
Năm nay, ban lãnh đạo công ty kỳ vọng chuỗi nhà thuốc này sẽ tăng trưởng doanh thu hai con số, gia tăng thị phần và đạt điểm hòa vốn trước cuối năm.
Tuy nhiên, trong báo cáo cập nhật về hoạt động kinh doanh của Thế Giới Di Động mới đây, các chuyên gia phân tích tại SSI Research dự báo chuỗi nhà thuốc An Khang sẽ chịu khoản lỗ lần lượt là 339 tỷ đồng và 243 tỷ đồng trong năm 2024-2025.
Thực tế, ông Đoàn Văn Hiểu Em cũng nhìn nhận bán lẻ dược phẩm là một ngành đặc thù. Trong đó, hai yếu tố mà An Khang cần cải thiện là tính sẵn sàng và chất lượng đội ngũ dược sĩ.
Hiện, chuỗi này đang thực hiện tái cấu trúc, tương tự như cách họ từng làm với Bách Hóa Xanh và Điện Máy Xanh. Mục tiêu là mỗi nhà thuốc phải đạt doanh thu tối thiểu 550 triệu đồng/tháng để hòa vốn.
Theo ông, trong giai đoạn đầu của kế hoạch, An Khang đặt mục tiêu thu gọn mô hình và vận hành với chi phí thấp nhất. Đây cũng là lý do khiến chuỗi đã đóng 200 cửa hàng từ đầu năm đến nay.
Hiện tại, An Khang còn 326 cửa hàng hoạt động, với doanh thu trung bình trên mỗi nhà thuốc liên tục tăng trưởng trong tháng 9 và tháng 10. "Nhờ vậy, khoản lỗ của chuỗi đã giảm đáng kể. Trong tháng 9, mức lỗ của chuỗi đã giảm một nửa so với trước khi tái cấu trúc", ông Hiểu Em nói.
Vị CEO cũng nhấn mạnh giai đoạn thu gọn mô hình đã hoàn tất. Trong giai đoạn tiếp theo, An Khang sẽ tập trung hoàn thiện mô hình kinh doanh và không loại trừ việc tìm kiếm các cơ hội gia tăng nguồn lực để phát triển thêm.
Ông cũng thừa nhận ngành dược phẩm có những đặc thù và thách thức riêng, đòi hỏi doanh nghiệp phải nỗ lực không ngừng để đạt được hiệu quả tốt trên từng cửa hàng.
Chuỗi nhà thuốc An Khang tiền thân là nhà thuốc Phúc An Khang, được Thế Giới Di Động mua lại từ năm 2017. Tuy nhiên, phải đến năm 2021, doanh nghiệp bán lẻ điện thoại và điện máy lớn nhất cả nước mới bắt đầu dồn lực cho dược phẩm và thực sự tăng tốc từ đầu năm 2022 khi mở đến 340 điểm bán mới chỉ trong nửa năm.
Thời điểm đó, lãnh đạo Thế Giới Di Động tự tin vào khả năng mở rộng của An Khang khi đặt mục tiêu đạt 800 cửa hàng vào cuối năm 2022 và 2.000 cửa hàng vào cuối năm 2023.
Tuy nhiên, kế hoạch này không thuận lợi như mong đợi. Đến cuối năm 2023, chuỗi nhà thuốc An Khang chỉ tăng thêm 27 cửa hàng so với đầu năm, đạt 527 điểm bán. Mặt khác, doanh thu bình quân hàng tháng mỗi cửa hàng đã được cải thiện từ mức 280 triệu đồng hồi đầu năm 2023 lên 450 triệu đồng vào cuối năm.
Năm nay, ban lãnh đạo công ty kỳ vọng chuỗi nhà thuốc này sẽ tăng trưởng doanh thu hai con số, gia tăng thị phần và đạt điểm hòa vốn trước cuối năm.
Tuy nhiên, trong báo cáo cập nhật về hoạt động kinh doanh của Thế Giới Di Động mới đây, các chuyên gia phân tích tại SSI Research dự báo chuỗi nhà thuốc An Khang sẽ chịu khoản lỗ lần lượt là 339 tỷ đồng và 243 tỷ đồng trong năm 2024-2025.
Thực tế, ông Đoàn Văn Hiểu Em cũng nhìn nhận bán lẻ dược phẩm là một ngành đặc thù. Trong đó, hai yếu tố mà An Khang cần cải thiện là tính sẵn sàng và chất lượng đội ngũ dược sĩ.
Hiện, chuỗi này đang thực hiện tái cấu trúc, tương tự như cách họ từng làm với Bách Hóa Xanh và Điện Máy Xanh. Mục tiêu là mỗi nhà thuốc phải đạt doanh thu tối thiểu 550 triệu đồng/tháng để hòa vốn.