Giữ vững mảng đông dược và đẩy mạnh mảng ngoài đông dược, tăng cường thâm nhập kênh ETC bên cạnh duy trì thị phần kênh OTC. Chiến lược mới của Traphaco được nhận định sẽ thúc đẩy tăng trưởng mạnh mẽ của doanh nghiệp.
Không ngủ quên trên chiến thắng
HĐQT Traphaco đã công bố quyết định thành lập Ban Dự án tái cấu trúc hoạt động kinh doanh với nhiệm vụ cụ thể là nghiên cứu phương án tách mảng đông dược và ngoài đông dược.
Bước đi này của Traphaco được thị trường đánh giá sẽ thúc đẩy mạnh mẽ đà tăng trưởng của công ty. Bên cạnh mảng đông dược hiện đang có vị thế dẫn đầu thị trường, mảng tân dược được đầu tư nguồn lực xứng đáng sẽ có tiềm năng bứt phá trên thị trường, cả kênh OTC mà Traphaco có lợi thế bây lâu nay, cũng như kênh ETC còn nhiều dư địa khai thác.
Số liệu của Traphaco cho thấy, tỷ trọng giá trị ngành hàng tân dược và đông dược có mức chênh lệch khá lớn tính trên cả kênh OTC và ETC. Cụ thể, doanh thu OTC của tân dược năm 2020 chiếm tỷ trọng 36,2%, so với tỷ lệ 63,8% của ngành đông dược. Còn ở kênh ETC, cơ cấu doanh thu của 2 nhóm này lần lượt là 10,7% và 89,3%. Đẩy tỷ trọng ngành thấp lên mức cao hơn sẽ là mục tiêu lớn mà doanh nghiệp cần phấn đấu.
Trên thực tế, ngành Dược Việt Nam hiện vẫn trong nhóm có tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ, và được xếp vào nhóm những nước có ngành Dược mới nổi theo phân loại của tổ chức IQVIA. Theo đó, dân số trung bình của Việt Nam năm 2020 là 97,58 triệu người. Chất lượng dân số được cải thiện, tăng trưởng kinh tế được duy trì ổn định, thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng, là cơ sở để ngành dược tăng trưởng. Bên cạnh đó, chỉ tiêu bao phủ bảo hiểm y tế tiếp tục có bước tăng trưởng ấn tượng với khoảng 88 triệu người tham gia, chiếm 90,85% dân số. Kênh tiêu dùng qua hệ thống bảo hiểm y tế được nhìn nhận sẽ tiếp tục tăng mạnh.
Trong các báo cáo phân tích về ngành dược, CTCK FPTS đều đánh giá, bước chuyển hướng sang tân dược của Traphaco để gia tăng giá trị tuyệt đối doanh thu của mảng này, bên cạnh duy trì vị thế ngành đông dược là chiến lược khôn ngoan của doanh nghiệp. Đặc biệt khi xu hướng sử dụng thuốc qua kênh ETC ngày càng tăng mạnh theo định hướng của Chính phủ.
Tại đại hội đồng cổ đông của Traphaco hôm 31/3, cổ đông đến từ một số quỹ đầu tư trong nước cũng đề xuất báo cáo tài chính của Traphaco nên thể hiện rõ số liệu kinh doanh của các ngành hàng chủ lực, để từ đó cổ đông và thị trường có đánh giá chính xác hơn về tiềm năng tăng trưởng và những ngành hàng có dư địa lớn của doanh nghiệp.
Trong năm 2020, đại dịch Covid-19 đã làm chậm tiến độ chuyển giao công nghệ 7 sản phẩm tân dược của Tập đoàn Daewoong (Hàn Quốc) với Traphaco. Vì thế, năm 2021, Traphaco đặt mục tiêu phải hoàn thành kế hoạch này, những mặt hàng có thế mạnh của đối tác Hàn Quốc bao gồm thuốc tiểu đường, tim mạch và huyết áp cao, những mã hàng đang có nhu cầu lớn ở Việt Nam hiện nay.
Cụ thể hơn, ngành hàng Tim mạch – Tiểu đường, theo thống kê của các công ty nghiên cứu thị trường tăng trưởng trên 10% trong năm 2020, tức là cao gấp 5 lần mức tăng trưởng trung bình của cả ngành dược.
Thực hiện chuyển giao công nghệ các sản phẩm của Hàn Quốc thành công sẽ mở ra hướng đi tích cực cho Traphaco trong thời gian tới, nhất là tham gia vào các gói thầu bệnh viện. Dự kiến, trong 5 năm tới, Traphaco và Deawoong sẽ hợp tác chuyển giao công nghệ tới 70 sản phẩm tân dược.
Bước đi này của Traphaco được thị trường đánh giá sẽ thúc đẩy mạnh mẽ đà tăng trưởng của công ty. Bên cạnh mảng đông dược hiện đang có vị thế dẫn đầu thị trường, mảng tân dược được đầu tư nguồn lực xứng đáng sẽ có tiềm năng bứt phá trên thị trường, cả kênh OTC mà Traphaco có lợi thế bây lâu nay, cũng như kênh ETC còn nhiều dư địa khai thác.
Số liệu của Traphaco cho thấy, tỷ trọng giá trị ngành hàng tân dược và đông dược có mức chênh lệch khá lớn tính trên cả kênh OTC và ETC. Cụ thể, doanh thu OTC của tân dược năm 2020 chiếm tỷ trọng 36,2%, so với tỷ lệ 63,8% của ngành đông dược. Còn ở kênh ETC, cơ cấu doanh thu của 2 nhóm này lần lượt là 10,7% và 89,3%. Đẩy tỷ trọng ngành thấp lên mức cao hơn sẽ là mục tiêu lớn mà doanh nghiệp cần phấn đấu.
Trên thực tế, ngành Dược Việt Nam hiện vẫn trong nhóm có tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ, và được xếp vào nhóm những nước có ngành Dược mới nổi theo phân loại của tổ chức IQVIA. Theo đó, dân số trung bình của Việt Nam năm 2020 là 97,58 triệu người. Chất lượng dân số được cải thiện, tăng trưởng kinh tế được duy trì ổn định, thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng, là cơ sở để ngành dược tăng trưởng. Bên cạnh đó, chỉ tiêu bao phủ bảo hiểm y tế tiếp tục có bước tăng trưởng ấn tượng với khoảng 88 triệu người tham gia, chiếm 90,85% dân số. Kênh tiêu dùng qua hệ thống bảo hiểm y tế được nhìn nhận sẽ tiếp tục tăng mạnh.
Trong các báo cáo phân tích về ngành dược, CTCK FPTS đều đánh giá, bước chuyển hướng sang tân dược của Traphaco để gia tăng giá trị tuyệt đối doanh thu của mảng này, bên cạnh duy trì vị thế ngành đông dược là chiến lược khôn ngoan của doanh nghiệp. Đặc biệt khi xu hướng sử dụng thuốc qua kênh ETC ngày càng tăng mạnh theo định hướng của Chính phủ.
Tại đại hội đồng cổ đông của Traphaco hôm 31/3, cổ đông đến từ một số quỹ đầu tư trong nước cũng đề xuất báo cáo tài chính của Traphaco nên thể hiện rõ số liệu kinh doanh của các ngành hàng chủ lực, để từ đó cổ đông và thị trường có đánh giá chính xác hơn về tiềm năng tăng trưởng và những ngành hàng có dư địa lớn của doanh nghiệp.
Trong năm 2020, đại dịch Covid-19 đã làm chậm tiến độ chuyển giao công nghệ 7 sản phẩm tân dược của Tập đoàn Daewoong (Hàn Quốc) với Traphaco. Vì thế, năm 2021, Traphaco đặt mục tiêu phải hoàn thành kế hoạch này, những mặt hàng có thế mạnh của đối tác Hàn Quốc bao gồm thuốc tiểu đường, tim mạch và huyết áp cao, những mã hàng đang có nhu cầu lớn ở Việt Nam hiện nay.
Cụ thể hơn, ngành hàng Tim mạch – Tiểu đường, theo thống kê của các công ty nghiên cứu thị trường tăng trưởng trên 10% trong năm 2020, tức là cao gấp 5 lần mức tăng trưởng trung bình của cả ngành dược.
Thực hiện chuyển giao công nghệ các sản phẩm của Hàn Quốc thành công sẽ mở ra hướng đi tích cực cho Traphaco trong thời gian tới, nhất là tham gia vào các gói thầu bệnh viện. Dự kiến, trong 5 năm tới, Traphaco và Deawoong sẽ hợp tác chuyển giao công nghệ tới 70 sản phẩm tân dược.
Cơ hội lớn từ định hướng chính sách
Dược phẩm là một trong những ngành được Chính phủ đặt mục tiêu ưu tiên phát triển, đặc biệt là chú trọng tính tự chủ của sản xuất trong nước. Bởi vậy, các doanh nghiệp ngành dược tập trung cho sản xuất công nghệ cao sẽ có nhiều chính sách ưu đãi.
Thủ tướng Chính phủ mới đây đã ban hành quyết định phê duyệt Chương trình phát triển công nghiệp dược, dược liệu sản xuất trong nước đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045. Quyết định có hiệu lực từ ngày 17/3, quy định, doanh nghiệp sản xuất thuốc phát minh được hưởng các ưu đãi như doanh nghiệp công nghệ cao, khuyến khích các doanh nghiệp chuyển giao công nghệ sản xuất thuốc phát minh tại Việt Nam; tăng tỷ lệ trích quỹ R&D đối với doanh nghiệp dược đầu tư vào nghiên cứu, phát triển thuốc mới. Sản phẩm thuốc phát minh, thuốc generic có dạng bào chế hiện đại được coi là sản phẩm công nghệ cao.
Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu rà soát và hoàn thiện các quy định về đấu thầu, mua sắm thuốc sản xuất tại VN. Tăng tỷ lệ và giá trị thuốc sản xuất trong nước trong danh mục thuốc thanh toán bảo hiểm y tế
Như vậy, việc Traphaco đẩy mạnh hợp tác với các tập đoàn dược phẩm lớn nhằm chuyển giao công nghệ sản xuất thuốc generic có dạng bào chế công nghệ cao, là phù hợp với định hướng ưu tiên của Chính phủ. Thúc đẩy chuyển giao công nghệ sẽ nhanh chóng đem đến danh mục sản phẩm mới phong phú cho Traphaco, bên cạnh đó góp phần giúp Công ty tăng nguồn lực cho nghiên cứu và phát triển các sản phẩm tân dược.
Với việc chủ động triển khai quyết liệt và có hiệu quả các biện pháp kinh doanh, Traphaco tiếp tục xuất sắc vượt qua những yếu tố bất lợi của thị trường để đạt 474,4 tỷ đồng doanh thu hợp nhất và 55,2 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế trong quý I/2021, tăng lần lượt 20,8 và 33,9% so với cùng kỳ năm trước.
Thủ tướng Chính phủ mới đây đã ban hành quyết định phê duyệt Chương trình phát triển công nghiệp dược, dược liệu sản xuất trong nước đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045. Quyết định có hiệu lực từ ngày 17/3, quy định, doanh nghiệp sản xuất thuốc phát minh được hưởng các ưu đãi như doanh nghiệp công nghệ cao, khuyến khích các doanh nghiệp chuyển giao công nghệ sản xuất thuốc phát minh tại Việt Nam; tăng tỷ lệ trích quỹ R&D đối với doanh nghiệp dược đầu tư vào nghiên cứu, phát triển thuốc mới. Sản phẩm thuốc phát minh, thuốc generic có dạng bào chế hiện đại được coi là sản phẩm công nghệ cao.
Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu rà soát và hoàn thiện các quy định về đấu thầu, mua sắm thuốc sản xuất tại VN. Tăng tỷ lệ và giá trị thuốc sản xuất trong nước trong danh mục thuốc thanh toán bảo hiểm y tế
Như vậy, việc Traphaco đẩy mạnh hợp tác với các tập đoàn dược phẩm lớn nhằm chuyển giao công nghệ sản xuất thuốc generic có dạng bào chế công nghệ cao, là phù hợp với định hướng ưu tiên của Chính phủ. Thúc đẩy chuyển giao công nghệ sẽ nhanh chóng đem đến danh mục sản phẩm mới phong phú cho Traphaco, bên cạnh đó góp phần giúp Công ty tăng nguồn lực cho nghiên cứu và phát triển các sản phẩm tân dược.
Với việc chủ động triển khai quyết liệt và có hiệu quả các biện pháp kinh doanh, Traphaco tiếp tục xuất sắc vượt qua những yếu tố bất lợi của thị trường để đạt 474,4 tỷ đồng doanh thu hợp nhất và 55,2 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế trong quý I/2021, tăng lần lượt 20,8 và 33,9% so với cùng kỳ năm trước.