- Tham gia
- 13/4/21
- Bài viết
- 420
- Điểm tương tác
- 9
Theo Nikkei, các hãng dược lớn trên toàn cầu như Pfizer, Merck, Shionogi,… đang tăng tốc phát triển thuốc điều trị Covid-19 với mong muốn sẽ sớm dập tắt đại dịch chết chóc này.
Nikkei đưa tin, các thử nghiệm lâm sàng thuốc điều trị Covid-19 đã và đang được tiến hành trên thế giới, trong bối cảnh các hãng dược đang nỗ lực tìm ra cách thức đơn giản và giá cả phải chăng hơn nhằm điều trị cho các bệnh nhân Covid-19 và hướng tới sớm kiểm soát đại dịch.
Công ty Merck trụ sở tại Mỹ đang hợp tác với công ty khởi nghiệp Ridgeback Biotherapeutics nhằm nghiên cứu một phương pháp điều trị kháng virus SARS-CoV-2 thông qua đường uống có tên là molnupiravir. Thử nghiệm giai đoạn cuối cùng của thuốc này đang được tiến hành. Merck đặt ra mục tiêu sẽ xin cấp phép khẩn cấp molnupiravir vào cuối năm nay tại Mỹ, và 1-2 tháng sau đó ở Nhật Bản.
Trong khi đó, hãng dược Pfizer đang phát triển 2 loại thuốc chống SARS-CoV-2, một qua đường uống và một qua tiêm tĩnh mạch, dựa trên phác đồ điều trị dịch SARS hồi năm 2002. Các loại thuốc này được điều chế cho bệnh nhân có triệu chứng nhẹ và trung bình, không cần phải nhập viện.
Dữ liệu ban đầu từ các thử nghiệm lâm sàng của Pfizer dự kiến sẽ được công bố trong khoảng thời gian từ tháng 10-12 và hãng đặt ra mục tiêu là các phương pháp điều trị có thể được cấp phép vào đầu năm sau.
Hãng dược Nhật Bản Shionogi đã bắt đầu thử nghiệm giai đoạn một thuốc kháng SARS-CoV-2 dạng viên và dự kiến sẽ mở rộng quy mô thử nghiệm lâm sàng trong năm nay. Công ty dược Chugai của Nhật Bản cũng đang đẩy nhanh tốc độ sản xuất một loại thuốc kháng virus đường uống, dự kiến có mặt trên thị trường vào năm sau.
Hiện một trong những phương pháp chống lại SARS-CoV-2 đang được ứng dụng là dùng hỗn hợp kháng thể. Chúng cần được truyền qua tĩnh mạch và một đợt điều trị kéo dài từ 3-4 giờ. Ngoài ra, chi phí cũng là một vấn đề.
Chính vì vậy, các phương pháp điều trị theo đường uống được xem có thể là yếu tố "thay đổi cuộc chơi" để chống dịch vì chúng có thể dễ dàng được kê đơn và sử dụng cho những người trị bệnh tại nhà.
Vì thuốc kháng virus hoạt động bằng cách ngăn chặn mầm bệnh sinh sôi, chúng được kỳ vọng sẽ có hiệu quả đối với các biến thể khác nhau. Thuốc cũng có thể được bào chế bằng công thức hóa học, có nghĩa là có thể được sản xuất tại các nhà máy dược và với chi phí bằng 1/10 hoặc ít hơn so với phương pháp điều trị bằng kháng thể.
Thế giới cho tới nay đã ghi nhận 230 triệu người mắc Covid-19 và trên 4,7 triệu người tử vong vì dịch bệnh. Các nỗ lực tiêm chủng đang được đẩy nhanh ở nhiều nơi trên thế giới. Tuy nhiên, để giảm thiểu thiệt hại gây ra bởi dịch, cả vắc xin và thuốc điều trị đường uống đều đang được xem là chìa khóa để kiểm soát Covid-19, theo Nikkei.
Công ty Merck trụ sở tại Mỹ đang hợp tác với công ty khởi nghiệp Ridgeback Biotherapeutics nhằm nghiên cứu một phương pháp điều trị kháng virus SARS-CoV-2 thông qua đường uống có tên là molnupiravir. Thử nghiệm giai đoạn cuối cùng của thuốc này đang được tiến hành. Merck đặt ra mục tiêu sẽ xin cấp phép khẩn cấp molnupiravir vào cuối năm nay tại Mỹ, và 1-2 tháng sau đó ở Nhật Bản.
Trong khi đó, hãng dược Pfizer đang phát triển 2 loại thuốc chống SARS-CoV-2, một qua đường uống và một qua tiêm tĩnh mạch, dựa trên phác đồ điều trị dịch SARS hồi năm 2002. Các loại thuốc này được điều chế cho bệnh nhân có triệu chứng nhẹ và trung bình, không cần phải nhập viện.
Dữ liệu ban đầu từ các thử nghiệm lâm sàng của Pfizer dự kiến sẽ được công bố trong khoảng thời gian từ tháng 10-12 và hãng đặt ra mục tiêu là các phương pháp điều trị có thể được cấp phép vào đầu năm sau.
Hãng dược Nhật Bản Shionogi đã bắt đầu thử nghiệm giai đoạn một thuốc kháng SARS-CoV-2 dạng viên và dự kiến sẽ mở rộng quy mô thử nghiệm lâm sàng trong năm nay. Công ty dược Chugai của Nhật Bản cũng đang đẩy nhanh tốc độ sản xuất một loại thuốc kháng virus đường uống, dự kiến có mặt trên thị trường vào năm sau.
Hiện một trong những phương pháp chống lại SARS-CoV-2 đang được ứng dụng là dùng hỗn hợp kháng thể. Chúng cần được truyền qua tĩnh mạch và một đợt điều trị kéo dài từ 3-4 giờ. Ngoài ra, chi phí cũng là một vấn đề.
Chính vì vậy, các phương pháp điều trị theo đường uống được xem có thể là yếu tố "thay đổi cuộc chơi" để chống dịch vì chúng có thể dễ dàng được kê đơn và sử dụng cho những người trị bệnh tại nhà.
Vì thuốc kháng virus hoạt động bằng cách ngăn chặn mầm bệnh sinh sôi, chúng được kỳ vọng sẽ có hiệu quả đối với các biến thể khác nhau. Thuốc cũng có thể được bào chế bằng công thức hóa học, có nghĩa là có thể được sản xuất tại các nhà máy dược và với chi phí bằng 1/10 hoặc ít hơn so với phương pháp điều trị bằng kháng thể.
Thế giới cho tới nay đã ghi nhận 230 triệu người mắc Covid-19 và trên 4,7 triệu người tử vong vì dịch bệnh. Các nỗ lực tiêm chủng đang được đẩy nhanh ở nhiều nơi trên thế giới. Tuy nhiên, để giảm thiểu thiệt hại gây ra bởi dịch, cả vắc xin và thuốc điều trị đường uống đều đang được xem là chìa khóa để kiểm soát Covid-19, theo Nikkei.
Theo Dantri