80% dân số Việt Nam sử dụng thực phẩm chức năng – Cơ hội kinh doanh cho nhà sản xuất, phân phối trong và ngoài nước

kimdung

Member
Tham gia
16/4/21
Bài viết
484
Điểm tương tác
3
Người Việt Nam ưa chuộng các sản phẩm chức năng đến từ Nhật, Hàn và các nước Châu Âu. Các mặt hàng thực phẩm chức năng trong nước đã chiếm ưu thế trên thị trường (khoảng 60-80%). Tỉ lệ người sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng đã tăng lên 58,5% dân số trên 18 tuổi.

Những năm gần đây, người tiêu dùng không khó để tìm mua các mặt hàng thực phẩm chức năng phân phối chính hãng ở các nhà thuốc, siêu thị, sàn thương mại điện tử… Đặc biệt, với đối tượng phụ nữ, người già, ngành hàng này được đánh giá tiềm năng và xuất hiện ngày càng nhiều trên kệ hàng. Đây cũng được xem là sản phẩm tăng thêm lợi nhuận, tạo hướng đi riêng cho các nhà thuốc truyền thống cạnh tranh với các chuỗi thuốc bán lẻ trên thị trường.

BTC-19-2-4.png



Theo PGS-TS Trần Đáng, nguyên Cục trưởng Cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm (Bộ Y tế), Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam, cho biết kết quả khảo sát cho thấy có tới 92% dân số biết đến thực phẩm chức năng và 80% người dân đang sử dụng thực phẩm chức năng và các sản phẩm bảo vệ sức khoẻ. Đây là cơ hội vàng để nhà sản xuất, phân phối trong và ngoài nước phát triển cơ hội kinh doanh của mình ở mảng thực phẩm chức năng.

Cũng theo dược sĩ Nguyễn Xuân Hoàng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam, cho biết thế mạnh lớn nhất của Việt Nam là dược liệu, hoạt chất sinh học có trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe.

“Nếu các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm chức năng ở nước ngoài thuần vitamin, khoáng chất hoặc chỉ được liệu thì các sản phẩm này của Việt Nam có sự phối kết hợp của vitamin, chất khoáng, hoạt chất sinh học, thảo dược” – ông Hoàng nói.

BTC-19-2-2.png


Theo ông Hoàng, những năm qua tỉ lệ tiếp cận của người dân Việt Nam với các thực phẩm bảo vệ sức khỏe lên tới 80%. Nếu như với lĩnh vực công nghiệp được hiện nay nhập khẩu tới 99% nguyên liệu, Việt Nam chỉ gia công đóng gói thì thực phẩm bảo vệ sức khỏe hiện chỉ nhập khẩu 40% nguyên liệu. Điều đó cho thấy chúng ta đã chủ động về nguyên liệu.

Những thách thức trong việc mở rộng thị trường thực phẩm chức năng


Hiện cả nước có hàng trăm doanh nghiệp sản xuất thực phẩm chức năng cung cấp ra thị trường khoảng 12.000 sản phẩm. Tuy vậy, người dân vẫn còn mơ hồ đối với các sản phẩm thực phẩm chức năng là do các sản phẩm thật – giả tràn lan trên thị trường.

BTC-19-2-3.png


Để chấm dứt tình trạng các sản phẩm nhái nhãn mác, nhái công nghệ sản xuất các sản phẩm có uy tín, hiện Bộ Y tế đang lấy ý kiến dự thảo quy chuẩn đối với giới hạn các chất ô nhiễm có trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Tới đây. Bộ Y tế có thể đặt ra quy định tiêu chuẩn về chất ô nhiễm, lấy mẫu kiểm nghiệm, phương pháp thử, đăng ký công bố sản phẩm… với sản phẩm bảo vệ sức khoẻ sẽ tương tự như sản phẩm thuốc.

Thời gian tới, Hiệp hội Thực phẩm chức năng sẽ phối hợp với Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) có chính sách khen thưởng với các doanh nghiệp thực hành sản xuất tốt, có biện pháp xử lý và răn đe nếu doanh nghiệp kém và vi phạm để người tiêu dùng có thể tin tưởng vào các sản phẩm thực phẩm chức năng được đưa ra thị trường.


Tầm nhìn đến năm 2027, Hiệp hội phấn đấu trên 85% các nhóm đối tượng “hiểu đúng, làm đúng, dùng đúng” thực phẩm chức năng, phấn đấu sản xuất TPCN trong nước chiếm 80%, xuất khẩu đạt 5 tỷ USD, đưa tỉ lệ số người trưởng thành sử dụng thực phẩm chức năng năng thường xuyên lên 80%.

BTC-19-2-5-1024x683.png


Xem thêm: 5 lưu ý khi đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất thực phẩm chức năng
 

Bên trên Bottom