Thu Hương
Member
- Tham gia
- 23/8/21
- Bài viết
- 83
- Điểm tương tác
- 1
1. Hệ miễn dịch thay đổi thế nào khi cơ thể già đi?
Theo TS. Brian Ferguson, chuyên gia miễn dịch học tại Đại học Cambridge, Mỹ, hệ miễn dịch là một tập hợp các tế bào, mô và cơ quan hoạt động cùng nhau để bảo vệ cơ thể khỏi virus, vi khuẩn và tác nhân gây bệnh từ bên ngoài. Đây là tuyến phòng thủ đầu tiên của cơ thể chống lại nhiễm trùng và bệnh tật.
Hệ miễn dịch có xu hướng yếu đi theo tuổi tác. Điều này có nghĩa là chúng mất nhiều thời gian hơn để phản ứng với vi trùng có hại và trở nên kém hiệu quả hơn trong việc chống nhiễm trùng và bệnh tật.
Do đó, điều tốt nhất mỗi người có thể làm là cố gắng chăm sóc bản thân, ăn uống đầy đủ và tập thể dục thường xuyên để hỗ trợ hệ miễn dịch hoạt động tối ưu nhất.
2. Yếu tố nào ảnh hưởng đến hoạt động của hệ miễn dịch
Một nghiên cứu nhỏ của các nhà khoa học Mỹ về các cặp song sinh khỏe mạnh trong độ tuổi từ 8 đến 82 kết luận rằng, mặc dù di truyền đóng một vai trò quan trọng, nhưng khả năng miễn dịch của cơ thể chủ yếu được xác định bởi các yếu tố không di truyền. Vi trùng mà chúng ta tiếp xúc trong suốt cuộc đời, cũng như các yếu tố lối sống cá nhân như giấc ngủ, căng thẳng, chế độ ăn uống và tập thể dục, tất cả đều đóng một vai trò quan trọng làm mạnh hệ thống phòng thủ của cơ thể.
Căng thẳng là yếu tố khiến hệ miễn dịch suy yếu.
3. Một số biện pháp hỗ trợ hệ miễn dịch khỏe mạnh
TS. Deepak Ravindran, chuyên gia điều trị đau tại Anh cho biết, hệ thống miễn dịch chủ yếu ở xung quanh ruột nên các cách truyền thống để tăng cường hệ thống miễn dịch là chế độ ăn uống, dinh dưỡng và chất bổ sung.
Bên cạnh đó, hệ thống miễn dịch và thần kinh có mối liên hệ mật thiết với nhau, vì vậy các phương pháp như chánh niệm, kỹ thuật thở và thiền định cũng có tác động làm dịu và tăng cường hệ miễn dịch.
3.1 Sử dụng thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, thực phẩm lên men
TS. Caroline Passerrello, chuyên gia dinh dưỡng người Mỹ cho biết, các chất dinh dưỡng thích hợp rất cần thiết cho chức năng miễn dịch, giúp thúc đẩy việc tạo ra các tế bào bạch cầu và kháng thể chống lại bệnh tật.
Trong đó, chất chống oxy hóa giúp bảo vệ cơ thể ở cấp độ tế bào bằng cách vô hiệu hóa các chất có hại tiềm ẩn xâm nhập vào cơ thể. Hầu hết các loại thực phẩm từ thực vật đều là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa tốt như cà tím, các loại đậu, sô cô la, việt quất, lựu, kỷ tử...
Ngoài ra, cơ thể cần những vi khuẩn có lợi để cân bằng hệ vi khuẩn trong ruột và ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm. Ăn các loại thực phẩm chứa probiotic có lợi cho đường ruột như sữa chua, kimchi, kombucha - một loại trà lên men... là một cách tốt để hỗ trợ hệ thống miễn dịch.
3.2 Bổ sung vitamin C
Vitamin C đóng một vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch và giúp chống lại nhiễm trùng. Ớt chuông đỏ có nhiều vitamin C hơn các loại trái cây họ cam quýt, vì vậy hãy tìm nguồn cung cấp vitamin C ngoài cam quýt.
3.3 Bổ sung kẽm
TS. Passerrello cho biết, thiếu kẽm có thể ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch bẩm sinh và khả năng thích ứng của cơ thể, do kẽm có vai trò quan trọng với nhiều loại tế bào khác nhau. Chẳng hạn như tế bào lympho, một loại tế bào bạch cầu chính trong hệ miễn dịch, hoạt động tốt nhờ có lượng kẽm thích hợp. Thịt bò, ngũ cốc, động vật có vỏ, hạt và các loại đậu là những nguồn cung cấp kẽm dồi dào.
3.4 Tập thể dục thường xuyên
Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Khoa học Thể thao và Sức khỏe, tập thể dục thường xuyên đã được chứng minh là giúp giảm căng thẳng, cải thiện sự điều hòa của hệ thống miễn dịch và trì hoãn sự khởi phát của các rối loạn chức năng liên quan đến tuổi tác.
Tập thể dục thường xuyên tăng cường hệ miễn dịch.
3.5 Giảm thiểu mức độ căng thẳng, duy trì giấc ngủ ngon
Theo Passerrello, có rất nhiều yếu tố gây căng thẳng trong cuộc sống nằm ngoài tầm kiểm soát của mỗi người thì việc thực hiện các bước để quản lý mức độ căng thẳng như quản lý tốt thời gian, không xen kẽ cảm xúc với công việc, cười thật nhiều, biết cách chăm sóc bản thân... cũng sẽ hỗ trợ một hệ miễn dịch khỏe mạnh.
Bên cạnh đó, giấc ngủ và khả năng miễn dịch có mối quan hệ hai chiều. Phản ứng miễn dịch, chẳng hạn như đối với nhiễm virus, có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ. Trong khi đó, giấc ngủ chất lượng tốt có thể tăng cường hệ thống miễn dịch.
Hơn nữa, thiếu ngủ khiến cơ thể sản xuất nhiều cortisol (hormone căng thẳng) có thể làm suy giảm khả năng miễn dịch.
3.6 Không hút thuốc
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), hút thuốc gây hại cho hệ thống miễn dịch và có thể khiến cơ thể không có khả năng chống lại bệnh tật.
Hút thuốc cũng được biết là làm tổn hại đến trạng thái cân bằng của hệ thống miễn dịch, làm tăng nguy cơ mắc một số rối loạn miễn dịch và tự miễn dịch. Đây là những tình trạng gây ra khi hệ thống miễn dịch tấn công nhầm vào các tế bào và mô khỏe mạnh của cơ thể.
Theo TS. Brian Ferguson, chuyên gia miễn dịch học tại Đại học Cambridge, Mỹ, hệ miễn dịch là một tập hợp các tế bào, mô và cơ quan hoạt động cùng nhau để bảo vệ cơ thể khỏi virus, vi khuẩn và tác nhân gây bệnh từ bên ngoài. Đây là tuyến phòng thủ đầu tiên của cơ thể chống lại nhiễm trùng và bệnh tật.
Hệ miễn dịch có xu hướng yếu đi theo tuổi tác. Điều này có nghĩa là chúng mất nhiều thời gian hơn để phản ứng với vi trùng có hại và trở nên kém hiệu quả hơn trong việc chống nhiễm trùng và bệnh tật.
Do đó, điều tốt nhất mỗi người có thể làm là cố gắng chăm sóc bản thân, ăn uống đầy đủ và tập thể dục thường xuyên để hỗ trợ hệ miễn dịch hoạt động tối ưu nhất.
2. Yếu tố nào ảnh hưởng đến hoạt động của hệ miễn dịch
Một nghiên cứu nhỏ của các nhà khoa học Mỹ về các cặp song sinh khỏe mạnh trong độ tuổi từ 8 đến 82 kết luận rằng, mặc dù di truyền đóng một vai trò quan trọng, nhưng khả năng miễn dịch của cơ thể chủ yếu được xác định bởi các yếu tố không di truyền. Vi trùng mà chúng ta tiếp xúc trong suốt cuộc đời, cũng như các yếu tố lối sống cá nhân như giấc ngủ, căng thẳng, chế độ ăn uống và tập thể dục, tất cả đều đóng một vai trò quan trọng làm mạnh hệ thống phòng thủ của cơ thể.
Căng thẳng là yếu tố khiến hệ miễn dịch suy yếu.
3. Một số biện pháp hỗ trợ hệ miễn dịch khỏe mạnh
TS. Deepak Ravindran, chuyên gia điều trị đau tại Anh cho biết, hệ thống miễn dịch chủ yếu ở xung quanh ruột nên các cách truyền thống để tăng cường hệ thống miễn dịch là chế độ ăn uống, dinh dưỡng và chất bổ sung.
Bên cạnh đó, hệ thống miễn dịch và thần kinh có mối liên hệ mật thiết với nhau, vì vậy các phương pháp như chánh niệm, kỹ thuật thở và thiền định cũng có tác động làm dịu và tăng cường hệ miễn dịch.
3.1 Sử dụng thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, thực phẩm lên men
TS. Caroline Passerrello, chuyên gia dinh dưỡng người Mỹ cho biết, các chất dinh dưỡng thích hợp rất cần thiết cho chức năng miễn dịch, giúp thúc đẩy việc tạo ra các tế bào bạch cầu và kháng thể chống lại bệnh tật.
Trong đó, chất chống oxy hóa giúp bảo vệ cơ thể ở cấp độ tế bào bằng cách vô hiệu hóa các chất có hại tiềm ẩn xâm nhập vào cơ thể. Hầu hết các loại thực phẩm từ thực vật đều là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa tốt như cà tím, các loại đậu, sô cô la, việt quất, lựu, kỷ tử...
Ngoài ra, cơ thể cần những vi khuẩn có lợi để cân bằng hệ vi khuẩn trong ruột và ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm. Ăn các loại thực phẩm chứa probiotic có lợi cho đường ruột như sữa chua, kimchi, kombucha - một loại trà lên men... là một cách tốt để hỗ trợ hệ thống miễn dịch.
3.2 Bổ sung vitamin C
Vitamin C đóng một vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch và giúp chống lại nhiễm trùng. Ớt chuông đỏ có nhiều vitamin C hơn các loại trái cây họ cam quýt, vì vậy hãy tìm nguồn cung cấp vitamin C ngoài cam quýt.
3.3 Bổ sung kẽm
TS. Passerrello cho biết, thiếu kẽm có thể ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch bẩm sinh và khả năng thích ứng của cơ thể, do kẽm có vai trò quan trọng với nhiều loại tế bào khác nhau. Chẳng hạn như tế bào lympho, một loại tế bào bạch cầu chính trong hệ miễn dịch, hoạt động tốt nhờ có lượng kẽm thích hợp. Thịt bò, ngũ cốc, động vật có vỏ, hạt và các loại đậu là những nguồn cung cấp kẽm dồi dào.
3.4 Tập thể dục thường xuyên
Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Khoa học Thể thao và Sức khỏe, tập thể dục thường xuyên đã được chứng minh là giúp giảm căng thẳng, cải thiện sự điều hòa của hệ thống miễn dịch và trì hoãn sự khởi phát của các rối loạn chức năng liên quan đến tuổi tác.
Tập thể dục thường xuyên tăng cường hệ miễn dịch.
3.5 Giảm thiểu mức độ căng thẳng, duy trì giấc ngủ ngon
Theo Passerrello, có rất nhiều yếu tố gây căng thẳng trong cuộc sống nằm ngoài tầm kiểm soát của mỗi người thì việc thực hiện các bước để quản lý mức độ căng thẳng như quản lý tốt thời gian, không xen kẽ cảm xúc với công việc, cười thật nhiều, biết cách chăm sóc bản thân... cũng sẽ hỗ trợ một hệ miễn dịch khỏe mạnh.
Bên cạnh đó, giấc ngủ và khả năng miễn dịch có mối quan hệ hai chiều. Phản ứng miễn dịch, chẳng hạn như đối với nhiễm virus, có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ. Trong khi đó, giấc ngủ chất lượng tốt có thể tăng cường hệ thống miễn dịch.
Hơn nữa, thiếu ngủ khiến cơ thể sản xuất nhiều cortisol (hormone căng thẳng) có thể làm suy giảm khả năng miễn dịch.
3.6 Không hút thuốc
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), hút thuốc gây hại cho hệ thống miễn dịch và có thể khiến cơ thể không có khả năng chống lại bệnh tật.
Hút thuốc cũng được biết là làm tổn hại đến trạng thái cân bằng của hệ thống miễn dịch, làm tăng nguy cơ mắc một số rối loạn miễn dịch và tự miễn dịch. Đây là những tình trạng gây ra khi hệ thống miễn dịch tấn công nhầm vào các tế bào và mô khỏe mạnh của cơ thể.