Điều gì xảy ra nếu cơ thể thiếu hụt Omega-3?

Omega-3 là dưỡng chất quan trọng với sức khỏe, nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu cơ thể thiếu hụt Omega-3?​

Omega-3 là thành phần quan trọng của màng tế bào cơ thể. Cơ thể cần chúng để tạo ra các phân tử tín hiệu gọi là eicosanoids, giúp hệ thống miễn dịch, phổi, tim mạch và nội tiết hoạt động bình thường.

Omega-3 là loại acid béo không bão hòa đa (PUFA). Các Omega-3 quan trọng trong thực phẩm bao gồm acid eicosapentaenoic (EPA) và acid docosahexaenoic (DHA), cũng như tiền chất thiết yếu của chúng là acid alpha-linolenic (ALA).

Điều gì sẽ xảy ra nếu cơ thể thiếu hụt Omega-3?

Dưới đây là những điều sẽ xảy ra với cơ thể nếu thiếu hụt Omega-3:

Tăng mỡ bụng

Thiếu hụt Omega-3 có thể làm chậm quá trình trao đổi chất, khiến cơ thể tích tụ mỡ bụng. Nhiều người cho rằng ăn chất béo dễ gây tăng cân nhưng điều này còn phụ thuộc vào loại chất béo.

Chất béo chuyển hóa trong thực phẩm đóng gói, đồ ăn chiên xu hướng tăng mỡ vòng eo. Ngược lại, thực phẩm chứa loại không bão hòa như cá béo, dầu ô liu, bơ và các loại hạt hỗ trợ giảm mỡ bụng và ngăn ngừa tăng cân.

Khô mắt

Chất béo Omega-3 đóng vai trò quan trọng với sức khỏe thị lực, như duy trì độ ẩm cho mắt, hỗ trợ sản xuất nước mắt. Nó cũng giúp giảm triệu chứng khô mắt như khó chịu, nhìn mờ sau chớp mắt, nước mắt chảy liên tục. Nếu mắt khô và kích ứng bất thường thì tăng lượng chất béo Omega-3 có thể cải thiện đáng kể.

Huyết áp cao hơn bình thường

Huyết áp tăng có thể là dấu hiệu cơ thể không nhận đủ Omega-3 trong chế độ ăn uống. Đây là chất béo có lợi cho tim nên tăng lượng hấp thụ có thể giảm huyết áp, cải thiện sức khỏe tim mạch tổng thể. Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyến nghị nên ăn ít nhất hai bữa cá béo một tuần để tăng sức khỏe tim mạch.

Trầm cảm

Chất béo Omega-3 là thành phần thiết yếu của não, được biết là có tác dụng bảo vệ thần kinh và chống viêm, hỗ trợ trong điều trị các bệnh thoái hóa thần kinh và rối loạn não, chẳng hạn như bệnh Alzheimer, chứng mất trí nhớ, rối loạn lưỡng cực. Nhiều nghiên cứu cho thấy mối tương quan giữa tình trạng Omega-3 thấp và tỷ lệ trầm cảm cao hơn.

Một phân tích của 26 nghiên cứu bao gồm 2.160 người tham gia cho thấy việc bổ sung Omega-3 có tác dụng tốt đối với các triệu chứng trầm cảm. Cụ thể, chất bổ sung Omega-3 có chứa ít nhất 60% EPA, dùng với liều 1g hoặc ít hơn mỗi ngày, dường như rất hữu ích.

Một đánh giá và phân tích có hệ thống khác của 6 nghiên cứu và 4.605 người tham gia đã kết luận rằng tiêu thụ trung bình 1,3 g Omega-3 mỗi ngày làm giảm các triệu chứng trầm cảm từ nhẹ đến trung bình ở người lớn tuổi.
prescription-and-supplement-omega-3-fatty-acids-698140-inline-d3d7da63dede4181b6fc1882085bc15c.jpg

Omega-3 là dưỡng chất rất cần thiết với cơ thể

Kích ứng và khô da

Nếu cơ thể thiếu chất béo Omega-3, một trong những nơi đầu tiên có thể nhận thấy đó là làn da, chẳng hạn như da khô, nhạy cảm hoặc thậm chí mụn trứng cá tăng bất thường.

Chất béo Omega-3 cải thiện tính toàn vẹn của hàng rào bảo vệ da, ngăn ngừa mất độ ẩm và bảo vệ da khỏi các chất kích thích có thể dẫn đến khô và kích ứng.

Một nghiên cứu nhỏ đã cho phụ nữ dùng liều 2,5 ml dầu hạt lanh giàu ALA hàng ngày trong 3 tháng đã giảm độ nhám của da và tăng độ ẩm cho da lên gần 40%.

Một nghiên cứu kéo dài 20 tuần cung cấp dầu hạt gai dầu giàu Omega-3 hàng ngày cho những người bị viêm da dị ứng, còn gọi là bệnh chàm, tình trạng gây khô và kích ứng da đã giảm tình trạng khô, ngứa và ít cần dùng thuốc bôi hơn.

Ngoài ra, bị mụn (mụn trứng cá) nhiều hơn bình thường có thể là dấu hiệu gián tiếp cho thấy tình trạng thiếu Omega-3. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng Omega-3 có thể giúp giảm mụn trứng cá và viêm da.

Điều thú vị là một số nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng việc bổ sung EPA và DHA có thể làm giảm mức độ nhạy cảm của da với tia cực tím. Trong một nghiên cứu, những người tham gia dùng 4 g EPA mỗi ngày trong 3 tháng tăng 136% khả năng chống cháy nắng.

Cách bổ sung dầu cá Omega-3

Bài viết trên website Bệnh viện Đa khoa Medlatec có sự tham vấn y khoa của BSCKI. Dương Ngọc Vân cho biết, Omega-3 có thể bổ sung bằng 2 cách bao gồm: Khẩu phần ăn các loại thực phẩm giàu hoạt chất này hoặc dùng viên uống thực phẩm chức năng dầu cá.

Chế độ ăn uống hàng ngày

Omega-3 tồn tại trong đa dạng các loại thực phẩm hàng ngày từ rau xanh như rau chân vịt, cải xanh, súp lơ; các loại hạt và đậu, trứng. Tuy nhiên, nguồn Omega-3 từ dầu cá là nguồn cung cấp dồi dào và chất lượng tối ưu, từ đó cơ thể hấp thụ hiệu quả hơn. Bạn có thể ưu tiên dùng các loại cá nhiều Omega-3 như cá hồi, cá thu, cá trích, cá ngừ,... vào thực đơn hàng ngày để giúp tăng cường Omega-3 tự nhiên tốt cho sức khỏe.

Bổ sung qua thực phẩm chức năng

Ngoài chế độ ăn uống thì các loại thực phẩm chức năng dầu cá Omega-3 cũng là sản phẩm được khuyên dùng đối với những người cần bổ sung axit béo này cho cơ thể. Dầu cá Omega-3 thường được chiết xuất từ các loại cá biển và bào chế ở dạng viên nang mềm.

Thông thường, dầu cá trong thực phẩm chức năng thường chứa Omega-3 ở dạng EPA và DHA có hàm lượng khác nhau ở mỗi thương hiệu. Ngoài ra, hiện các viên uống dầu cá được phát triển bổ sung thêm nhiều hoạt chất có ích khác cho sức khỏe như omega 6 - omega 9, vitamin D3.​
 

Bên trên Bottom