- Tham gia
- 13/4/21
- Bài viết
- 420
- Điểm tương tác
- 9
Tăng trưởng hàng năm luôn đạt mức 2 con số, với quy mô thị trường vượt 2 tỷ USD vào cuối năm 2016, thị trường mỹ phẩm Việt Nam đã vào tầm ngắm của nhiều thương hiệu mỹ phẩm ngoại đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan..
Triển lãm quốc tế Mỹ phẩm và làm đẹp khu vực Mekong quy tụ nhiều doanh nghiệp mỹ phẩm ngoại
Mảnh đất màu mỡ
Ông Nguyễn Văn Minh, Phó chủ tịch Hiệp hội Tinh dầu hương liệu Mỹ phẩm Việt Nam cho hay, thị trường mỹ phẩm trong nước đang tăng trưởng khá nhanh, với tốc độ tăng trưởng trung bình 30%/năm.
Theo số liệu của Trung tâm Thương mại quốc tế (ITC), từ con số chưa đầy 500 triệu USD vào năm 2011, giá trị mỹ phẩm nhập khẩu vào thị trường Việt Nam đã tăng lên hơn 1,1 tỷ USD vào năm 2016.
Sự tăng trưởng mạnh mẽ này đã kéo theo sự xuất hiện ngày càng nhiều các thương hiệu mỹ phẩm nước ngoài, điển hình là các hãng mỹ phẩm châu Á đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản. Đặc biệt, khi Việt Nam tham gia hàng loạt hiệp định thương mại tự do, khiến cho mức thuế nhập khẩu loại hàng hóa này được kéo xuống mức 0 - 5%, càng giúp thị trường Việt Nam trở nên hấp dẫn.
Thời gian qua, dồn dập các đoàn doanh nghiệp mỹ phẩm từ 2 thị trường kể trên đã đến Việt Nam tìm kiếm cơ hội kinh doanh, mở rộng thị trường. Cuối năm 2016, 10 thương hiệu mỹ phẩm hàng đầu Nhật Bản đã đến Việt Nam tìm đại lý, đối tác chính thức. Có thể kể đến Kosé, một trong những thương hiệu mỹ phẩm Nhật Bản đang xúc tiến đẩy mạnh hiện diện tại thị trường Việt Nam. Một thương hiệu khác của Nhật Bản là Menard (thuộc Công ty Nippon Menard Cosmetic Co., Ltd), cũng mong muốn tìm những đối tác tốt để có thể tiếp cận người tiêu dùng Việt Nam nhiều hơn.
Tại Triển lãm - Giao thương Hàn Quốc 2016 vào cuối năm 2016 tại Hà Nội, có đến 50% trong tổng số 70 doanh nghiệp hàng tiêu dùng Hàn Quốc thuộc ngành mỹ phẩm, cho thấy sự hấp dẫn của thị trường mỹ phẩm Việt Nam với các nhà sản xuất Hàn Quốc.
Theo thông tin từ Công ty Kintex (Hàn Quốc), khoảng 80 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực mỹ phẩm và làm đẹp, với gần 200 thương hiệu của Hàn Quốc, sẽ có mặt tại Việt Nam để tìm nhà nhập khẩu và cơ hội kinh doanh tại thị trường Việt Nam, nhân sự kiện Triển lãm quốc tế Mỹ phẩm và làm đẹp khu vực Mekong 2017 đang diễn ra tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm Sài Gòn (799 - Nguyễn Văn Linh, Tân Phú, quận 7, TP.CM).
Ông Dominic Oh, Tổng giám đốc Kintex cho hay, các doanh nghiệp mỹ phẩm Hàn Quốc hiện rất quan tâm và đánh giá Việt Nam là một trong những thị trường tiềm năng nhất khu vực. Việt Nam cũng là một trong 4 quốc gia thuộc tiểu vùng sông Mekong, sẽ đạt tổng GDP 441 tỷ USD vào năm 2020.
“Hiện tại, thị phần sản phẩm làm đẹp Hàn Quốc chiếm rất lớn ở châu Á. Hàn Quốc đang có 2.000 công ty mỹ phẩm và làm đẹp. Khi thị trường trong nước ổn định, các công ty đang muốn mở rộng sang thị trường khác”, ông Dominic Oh cho biết.
Mỹ phẩm ngoại thôn tính 90% thị trường
Dù quy mô thị trường đã đạt 2 tỷ USD và còn tiếp tục “phình to”, nhưng thị trường mỹ phẩm Việt Nam cũng có những đặc điểm dễ thấy, khi 90% thị phần thuộc các thương hiệu nước ngoài, chỉ 10% dành cho doanh nghiệp trong nước, chủ yếu ở phân khúc thấp hay bình dân.
Các thương hiệu mỹ phẩm lớn như Sulwhasoo, Banila C, Skin Food, Innisfree, Nature Republic…đều hiện diện tại thị trường Việt Nam và chiến lược gia tăng độ bao phủ thị trường chưa dừng lại.
Theo ông Minh, so với một số nước trong khu vực châu Á như Hàn Quốc, số tiền chi cho mỹ phẩm của người Việt còn khá khiêm tốn. Nhưng khi điều kiện kinh tế khá lên, sẽ tỷ lệ thuận với mức chi đầu tư chăm sóc sắc đẹp của người dân.